Người cao tuổi thường mắc các bệnh về xương khớp, trong đó bệnh thoái hóa khớp (THK) là hay gặp nhất. Khi bị THK mà không phát hiện sớm để điều trị thì rất dễ dẫn đến tình trạng biến dạng khớp, làm hạn chế vận động, đôi khi làm cứng khớp.
Cấu tạo của khớp
Khớp chính là phần tiếp nối giữa 2 đầu xương trong cùng một cơ thể, có bao khớp bao bọc xung quanh, có một lớp sụn mềm giữa 2 đầu xương và một loại dịch nhầy (dịch khớp) rất trơn để cho khớp cử động một cách dễ dàng…
X-quang kiểm tra khớp cho bệnh nhân. |
Nói đến THK thường muốn ám chỉ lớp sụn mềm ở ngay đầu xương bị thoái hóa là chính, ngoài ra THK còn có hiện tượng giảm phản xạ đầu xương và giảm thiểu đáng kể việc tiết dịch nhầy của khớp (dịch khớp). Những khớp xương nào dễ bị thoái hóa nhất? Có nhiều khớp xương dễ bị thoái hóa nhưng hay gặp nhất vẫn là khớp gối, khớp đốt sống cổ, khớp đốt sống thắt lưng, khớp háng, khớp cổ chân, bàn chân...
Nguyên nhân của THK
THK là hiện tượng khớp bị tổn hại (xơ hóa, biến dạng, vôi hóa…) có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có 2 loại nguyên nhân chính:
Nguyên nhân nguyên phát: là nguyên nhân hay gặp ở những người tuổi cao. Tuổi càng cao thì hiện tượng lão hóa các cơ quan càng mạnh, trong đó có khớp xương. Có nhiều yếu tố thuận lợi gặp ở người cao tuổi bị THK xương như: tình trạng béo phì, di truyền, có chấn thương nhẹ nhưng thường hay xảy ra ở khớp.
Nguyên nhân thứ phát: xảy ra sau viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do nhiễm trùng (do vi khuẩn lao, vi khuẩn mycoplasma, vi khuẩn lậu…). Một số trường hợp do trong tiền sử có chấn thương mạnh tại khớp như: bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn trong chơi thể thao (bóng đá, bóng chuyền…). Ngoài ra, người ta cũng nhắc đến nguyên nhân tự miễn cũng có vai trò nào đó trong THK ở người cao tuổi. Người ta cho rằng, người trên 40 tuổi hay gặp THK có lẽ ở chừng mực nào đó có liên quan đến yếu tố tự miễn, cũng giống như trong viêm đa khớp dạng thấp, người ta thấy có các tự kháng thể thuộc loại globulin to kiểu IgM có tính đặc hiệu cao.
Triệu chứng chính
Đau tại khớp bị thoái hóa là dấu hiệu bao giờ cũng có, ví dụ như khớp gối bị thoái hóa có khi đau làm cho đi lại rất khó khăn và bị hạn chế trong vận động. Trong thoái hóa đốt sống thắt lưng thì khi cúi xuống, đứng lên, quay ngang… đều đau, đôi khi do thần kinh bị chèn ép làm cho đau dọc xuống dưới chân. Đau khớp thường vào buổi sáng kéo dài khoảng nửa giờ, xuất hiện một vài khớp riêng lẻ bị thoái hóa, đau không có đối xứng. Thông thường, đau trong THK không kèm theo các dấu hiệu của viêm như: sưng, nóng, đỏ.
Cứng khớp hay gặp nhất là vào buổi sáng sớm lúc vừa ngủ dậy làm cho việc co, duỗi, đi lại khó khăn. Cứng khớp do THK chỉ kéo dài một thời gian ngắn (ít khi quá 15 phút).
Khi đã bị THK nên làm gì?
Nếu bị đau nhiều cần giảm đau, động tác đầu tiên nên chườm lạnh (dùng khăn thấm nước lạnh), sau đó chườm bằng nước nóng (dùng khăn thấm nước nóng, nếu có điều kiện thì ngâm trong bồn tắm có nước ấm để cho người ấm lên, sau đó lau người khô và mặc quần áo). Nếu không có điều kiện hoặc không muốn chườm lạnh, chườm nóng thì có thể xoa, bóp nhẹ nhàng rồi dùng dầu (ví dụ dầu gió), kem (typ kem deefheat) xoa vào khớp làm cho nóng lên.
Nếu thấy có hiện tượng cứng khớp thì cần tập co, duỗi (khớp gối, cổ chân), vặn mình nhẹ nhàng (khớp đốt sống lưng, thắt lưng), xoay cổ sang phải, sang trái một cách nhẹ nhàng (khớp đốt sống cổ).
Nếu các động tác vừa nêu trên thực hiện đều đặn mà không thấy bệnh thuyên giảm hoặc thuyên giảm nhưng rất chậm thì nên đi khám bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc và tư vấn thêm, tuyệt đối không tự động mua thuốc để uống hoặc tiêm vì các loại thuốc dùng trong điều trị THK cần được hiểu rõ cơ chế tác dụng chính và đặc biệt là các tác dụng phụ.
Phòng bệnh THK
Để hạn chế THK, người cao tuổi nên có một chế độ sinh hoạt cho hợp lý (ăn, uống, đi lại, tập luyện…) tùy theo điều kiện của mỗi một người.
Khi trẻ bước vào năm học mới cũng là giai đoạn thời tiết chuyển mùa, do đó, đây là thời điểm trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh nếu không được chuẩn bị tốt về mặt thể lực. Các bậc cha mẹ cần có những hiểu biết cần thiết để giúp con em mình có được sức khỏe tốt nhất bước vào năm học mới. Trong đó, tiêm chủng phòng ngừa những loại bệnh đã có vaccin là việc làm thiết thực.
Chậm phát triển tâm thần (CPTTT) không phải là một đơn thể bệnh mà là một nhóm trạng thái bệnh lý khác nhau về nguyên nhân, bệnh sinh nhưng có chung một bệnh cảnh lâm sàng đó là sự trì trệ về phát triển tâm thần có tính chất bẩm sinh hoặc mắc phải chủ yếu trong 3 năm đầu đời khi hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh về cấu trúc.
Thông báo của Bộ Y tế ngày 4/9 cho biết, số người mắc bệnh tay chân miệng trong cả nước vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”.
Ngoài việc 63/63 tỉnh, thành phố chủ động kiểm tra công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) dịp Tết Trung thu, sẽ có 6 đoàn kiểm tra liên ngành TƯ tăng cường kiểm tra tại 18 tỉnh, thành trọng điểm, như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hải Dương, Đồng Nai, Bình Dương… Liên quan đến các hoạt động này, chúng tôi đã trao đổi với ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục ATVSTP.
Tôi mới hơn 40 tuổi nhưng đã rất hay bị đau lưng. Xin hỏi có những bài thuốc nào chế biến đơn giản mà có tác dụng trị được bệnh này? Trần Lâm (Đông Anh)
Từ ngày 8 đến ngày 12-9, các bác sỹ của Viện Chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện TƯ Quân đội 108) sẽ phối hợp với Tổ chức Operation Walk phẫu thuật thay khớp gối và khớp háng miễn phí cho 80 bệnh nhân nghèo, mỗi khớp trị giá từ 45 đến 80 triệu đồng.