Một nghiên cứu toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đứng đầu cho thấy tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đã giảm trên toàn thế giới song tiến trình này còn quá chậm và châu Phi đang bị bỏ lại phía sau.

 

Trong khi đầu tư trong thập kỷ qua cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em đã giúp giảm nhanh tỉ lệ tử vong mẹ và trẻ dưới 5 tuổi, song mức cải thiện khả năng sống cho trẻ trong 4 tuần đầu đời vẫn ở mức thấp.

Flavia Bustreo, chuyên gia của WHO về sức khỏe gia đình, phụ nữ và trẻ em nói: “Khả năng sống ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được cải thiện mặc dù đã có những giải pháp được ghi nhận và hiệu quả chi phí để phòng ngừa.”

Theo kết quả nghiên cứu, tử vong sơ sinh giảm từ 4,6 triệu vào năm 1990 xuống 3,3 triệu vào năm 2009, song bắt đầu giảm nhanh hơn đôi chút từ năm 2000 đến 2009.

Các nhà nghiên cứu cho biết tử vong trong vòng 4 tuần đầu đời hiện nay chiếm khoảng 41% tổng số ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi, tỉ lệ này tăng từ mức 37% vào năm 1990 và có khả năng tăng thêm.

3 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh - sinh non, bị ngạt và các nhiễm trùng nặng – đều có thể phòng ngừa tương đối dễ dàng bằng cách chăm sóc phù hợp.

 

Joy Lawn, thuộc tổ chức từ thiện Save The Children, người cũng tham gia nghiên cứu này nói tình trạng thiếu hụt các bộ y tế được đào tạo là một yếu tố lớn góp phần vào thực trạng trên.

Nghiên cứu cũng cho thấy gần 99% trường hợp tử vong sơ sinh – tử vong trong vòng 4 tuần đầu đời – xảy ra ở các nước đang phát triển. Một phần là do các nước này có dân số lớn hơn, hơn ½ số ca tử vong xảy ra ở 5 nước - Ấn Độ, Nigeria, Pakistan, Trung Quốc và Cộng hòa dân chủ Congo.

Trẻ em Afghanistan đối mặt với nguy cơ cao nhất – 1/19 trẻ tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh. Ấn Độ có hơn 900.000 ca tử vong sơ sinh mỗi năm.

Nigeria, quốc gia đông dân thứ 7 thế giới, hiện nay đứng thứ 2 về tử vong sơ sinh, Trung Quốc ở vị trí thứ 4. Với mức giảm chỉ 1%/năm, châu Phi là khu vực có tiến triển chậm nhất trên thế giới.

Nghiên cứu này, kéo dài 20 năm gồm tất cả 193 nước thành viên của WHO, được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ WHO, Save The Children và Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London. Nghiên cứu được công bố trên PLoS (tạp chí Public Library of Science).

 

                                          Theo ANTĐ

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục