Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, một trong nhiều nguyên nhân gây ra viêm nhiễm.

Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, một trong nhiều nguyên nhân gây ra viêm nhiễm.

Vết loét lâu liền là nỗi ám ảnh của nhiều người bệnh do xạ trị ung thư, tiểu đường, tai nạn giao thông, người bệnh nằm lâu năm… Vết loét lâu ngày khiến người bệnh đau đớn, mặc cảm và gây phiền toái rất nhiều trong sinh hoạt hàng ngày.

 

Thế nào là vết thương, vết loét?

Vết thương có thể là do nguyên nhân cơ học, bỏng hay nguyên nhân hóa học. Loét có thể do một số bệnh, khi nằm lâu, ít thay đổi tư thế, vị trí thường gặp ở 2 mông, bả vai, gót, mắt cá chân và loét do bệnh lý thần kinh.

Loét do nằm lâu, nằm yên ở một vị trí gây tỳ nén kéo dài trên da gây thiếu máu cục bộ. Loét chân là do suy tĩnh mạch hay gây thiếu máu cục bộ, bệnh hệ thần kinh ngoại biên, như bệnh nhân đái tháo đường hay bệnh phong. Nhiều vết thương nhất là các vết loét rất lâu lành gây phiền toái và khó khăn trong chăm sóc, điều trị.

Điều trị có thể chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn cầm máu ngay sau khi có vết thương.

- Giai đoạn kết hạt và tái tạo biểu mô.

- Giai đoạn tu sửa da và tạo lại hình.

Cầm máu tạo thành những cục gồm tiểu cầu và cục máu gồm fibrin, kết hạt và tái tạo biểu mô tiếp theo và kéo dài khoảng ngày thứ 21 kể từ lúc xảy ra vết thương, tùy thuộc vết thương rộng hẹp, nơi có vết thương yếu tố phát triển do tiểu cầu sinh ra sẽ kích thích các nguyên bào sợi tạo nên mô kết hạt gồm chất nền collagen kèm với các mao mạch và các tế bào biểu bì mọc ra tái tạo nên biểu mô trên bề mặt của vết thương. Chất nền collagen chắc lại trong quá trình tu sửa da và tạo lại hình và kèm theo là giảm bớt các mao mạch. Giai đoạn này có thể kéo dài tới 2 năm kể từ khi bị thương.

Ðiều trị vết thương, vết loét

Cần chú ý một số yếu tố quan trọng: dinh dưỡng đủ chất, đặc biệt là vitamin C và kẽm cần đủ oxy và việc tưới máu phải tốt. Phải chú ý tránh nhiễm khuẩn toàn thân (hay tại chỗ). Bên cạnh đó là việc xử lý những nhiễm khuẩn này. Cần đến một số yếu tố tế bào hay không phải tế bào như các tiểu cầu và các yếu tố phát triển: thiếu các yếu tố này cũng làm vết thương lâu lành. Như vậy, tuổi tác, điều kiện toàn thân, thuốc dùng, dinh dưỡng, khuyết tật bẩm sinh đều ảnh hưởng đến tốc độ lành vết thương.    

Chăm sóc tại chỗ:

Rửa, loại bỏ dịch viêm, dự phòng nhiễm khuẩn. Điều trị vết thương và việc lựa chọn các chế phẩm này phải dựa vào kích thước vết thương, nơi có vết thương, loại vết thương, nông hay sâu và nguyên nhân gây nên, sự nhiễm khuẩn và vết thương đang ở giai đoạn nào.

Thường dùng dung dịch natri chlorid 0,9%, hypochlorid, hydro peroxyd, povidine-iod, chlorhexidin. Hypocholorid có thể làm chậm lành vết thương khi dùng lâu dài vì chúng làm chậm sản sinh collagen và gây viêm. Dung dịch natri chlorid thích hợp cho việc rửa hàng ngày những vết thương không nhiễm khuẩn. Có nhiều dung dịch rửa cho phép loại bỏ vảy kết như dextranomer, hydrogel, hydrocolloid. Cắt lọc phần mềm có hiệu quả trong việc loại bỏ mô hoại tử. Các vết thương có thể sinh ra một lượng lớn dịch rỉ do cơ chế viêm, đặc biệt trong mấy ngày đầu. Các chế phẩm hydrocollorid và alginat là những chất hút ẩm hiệu quả.

Tất cả các vết thương nhiều ít đều có vi khuẩn, khi nhiễm Pseudomonas aeruginosa thì có thể làm vết thương lâu lành và bạc sulfadiazin được dùng trong trường hợp này, đặc biệt khi bỏng. Cần phải điều trị nhiễm khuẩn toàn thân khi có lâm sàng như đau đột ngột, viêm mô tế bào, khi chất thải tăng.

Bên cạnh đó, việc băng bó vết thương là cần thiết. Một số bông băng hấp thụ các dịch viêm. Bông, len, gạc không dùng được cho vết thương sâu vì có thể có sợi tách ra, dính vào vết thương làm vết thương mất nước. Các hydrogel, hydrocolloid, polysaccharid, cadexomer-oid, alginat và băng bông bọt là những phẩm vật thích hợp cho những vết thương sâu, có hang, có hốc.

Với những vết thương có mùi hôi thối, than hoạt rất có hiệu quả. Metronidazol có hoạt tính chống vi khuẩn yếm khí, những vi khuẩn này tạo mùi hăng hắc và được dùng ngoài để khử mùi khó chịu ở các khối u (mà không dùng ở các vết thương vì có thể gây kháng thuốc).

Còn có những cách khác để điều trị những vết thương hay vết loét đặc biệt như làm cho thể dịch ở chân thoát đi, treo cao chân, gập đi gập lại cổ chân, hay dùng băng để bó, ép đều có ích trong vết loét do suy tĩnh mạch. Các bioflavonoid, oxpentifylin uống cải thiện được tình trạng suy tĩnh mạch, loét chân làm vết thương mau lành. Ketanserin dùng bôi ngoài hay đường toàn thân đã được dùng và tỏ ra có ích cho những vết thương hay vết loét mà lưu lượng máu ở đó không đủ hoặc phẫu thuật mạch là cần thiết.


Loét do nằm lâu một vị trí, việc làm giảm lực nén là rất quan trọng. Có một số vết thương cần ghép da.

 

                                                                 Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn luôn đề cao an toàn lao động trong sản xuất và chăm lo tốt đời sống công nhân lao động.

Một số hiểu nhầm đáng tiếc về bệnh Tăng huyết áp.

(HBĐT) - Chúng tôi có mặt tại khoa Nội - Tim mạch của Bệnh viện Đa khoa tỉnh những ngày nắng nóng. Các phòng lưu bệnh nhân có khá đông bệnh nhân. Hỏi qua một số bệnh nhân nằm điều trị tại khoa được biết, phần lớn họ bị bệnh tăng huyết áp. Nhưng do không hiểu biết rõ về bệnh nên để tình trạng bệnh ngày càng nặng và những biến chứng đáng tiếc.

Lạm dụng thuốc phòng và trị chứng loãng xương: Nguy hiểm tiềm tàng

Gần đây, việc dùng các loại thuốc được cho là có tác dụng phòng và điều trị chứng loãng xương (osteopenia) đang bùng phát trên toàn cầu. Ở nước ta, số người dùng các thuốc này cũng ngày càng nhiều, trong khi họ rất ít được giải thích và thông tin về tác dụng thật sự cũng như những nguy hiểm tiềm tàng do việc lạm dụng thuốc có thể gây ra.

Các bệnh thường gặp khi trẻ đến trường

Khi trẻ bước vào năm học mới cũng là giai đoạn thời tiết chuyển mùa, do đó, đây là thời điểm trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh nếu không được chuẩn bị tốt về mặt thể lực. Các bậc cha mẹ cần có những hiểu biết cần thiết để giúp con em mình có được sức khỏe tốt nhất bước vào năm học mới. Trong đó, tiêm chủng phòng ngừa những loại bệnh đã có vaccin là việc làm thiết thực.

Chậm phát triển tâm thần : Hậu quả và biện pháp khắc phục

Chậm phát triển tâm thần (CPTTT) không phải là một đơn thể bệnh mà là một nhóm trạng thái bệnh lý khác nhau về nguyên nhân, bệnh sinh nhưng có chung một bệnh cảnh lâm sàng đó là sự trì trệ về phát triển tâm thần có tính chất bẩm sinh hoặc mắc phải chủ yếu trong 3 năm đầu đời khi hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh về cấu trúc.

Gần 40.000 người mắc bệnh tay chân miệng

Thông báo của Bộ Y tế ngày 4/9 cho biết, số người mắc bệnh tay chân miệng trong cả nước vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”.

Thị trường bánh trung thu: Chung một nỗi lo vệ sinh

Ngoài việc 63/63 tỉnh, thành phố chủ động kiểm tra công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) dịp Tết Trung thu, sẽ có 6 đoàn kiểm tra liên ngành TƯ tăng cường kiểm tra tại 18 tỉnh, thành trọng điểm, như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hải Dương, Đồng Nai, Bình Dương… Liên quan đến các hoạt động này, chúng tôi đã trao đổi với ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục ATVSTP.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục