(HBĐT) - Trong cuối tháng 8, tại khoa ngoại, Bệnh viên Đa khoa huyện Lạc Sơn đã có tới 8 trường hợp trẻ nhập viện điều trị do bị bỏng, chủ yếu là trẻ từ 2 đến dưới 5 tuổi, lứa tuổi mà trẻ chưa nhận thức được hết những tai nạn về bỏng gây ra cho mình.

 

Gần đây, Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Sơn liên tục có các bệnh nhân nhập viện để cấp cứu và chữa trị về bỏng. Thực tế này thêm một lần nữa cảnh báo các gia đình cần chú trọng hơn nữa trong trông coi trẻ nhỏ.

 

Đến Bệnh viện Đa khoa Lạc Sơn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh lo lắng của nhiều gia đình có con em bị bỏng, phải nhập viện cấp cứu, chữa trị. Bên ngoài dãy hành lang của bệnh viện, chúng tôi gặp  2 bà mẹ đang nựng đứa con nhỏ khoảng 2 tuổi, thỉnh thoảng lại khóc thét lên, một đứa quấn băng gạc trắng cả vùng mặt, đứa cả cánh tay. Trong hai người phụ nữ bế con, chúng tôi trò chuyện cùng chị Bùi Thị Phệ ở xóm Vó Trên, xã Nhân Nghĩa, vừa bế con, chị vừa nói: Con tôi là Bùi Phương Yến, 2 tuổi đã phải nhập viện với thương tích hết cả vùng mặt thế này đấy. Tất cả đều tại tôi không cẩn thận mà ra cả. Chị kể về tai nạn của con: Vào buổi tối ngày 8/8, khi cả gia đình đang chuẩn bị ăn cơm, bé Yến đang chơi đùa bất ngờ bị ngã, mặt úp trúng phải bát canh nóng vừa mới múc ra. Thấy vậy, cả nhà liền đưa cháu vào viện luôn. Nhìn đứa bé bị băng gạc kín mít cả mặt tôi cũng như những người lui tới đây đều thấy thương cảm. Theo các bác sỹ khoa ngoại đang trực tại đây, cháu Yến bị bỏng độ I-II. Ngoài cháu Yến, các bác sĩ của bệnh viện cũng đang điều trị cho cháu Bùi Thế Thương, cũng chưa đầy 2 tuổi, ở xóm Vẹ, xã Quý Hòa, cháu bị bỏng độ I-II với diện tích 3 % cơ thể. Theo anh Bùi Văn Dương, người nhà của cháu cho biết, trước đó, do nô đùa và sự sơ ý của gia đình đã để cháu nhúng cả bàn tay vào nồi nước canh, cháu bị tuột hết da bàn tay và cổ tay.

 

Theo thống kê của khoa ngoại, Bệnh viện Đa khoa Lạc Sơn, trong tổng số các khoa bỏng cấp cứu, điều trị tại khoa, gần như 100% là trẻ nhỏ, lứa tuổi tập trung chủ yếu trên dưới 2 tuổi, có những ngày có tới 3 cháu cùng nhập viện do bỏng và đa số các ca đều là bỏng nước sôi.

 

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Bùi Đức Thặng, Trưởng khoa ngoại, Bệnh viện Đa khoa Lạc Sơn cho biết: Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2011 đã có tới 28 trẻ nhỏ phải tới bệnh viện cấp cứu và điều trị do trước đó bị bỏng nước sôi gây ra. Lứa tuổi phải nhập viện trong thời gian qua chủ yếu tập trung ở trên dưới 2 tuổi, lứa tuổi mà trẻ chưa nhận thức hết được những tai nạn về bỏng gây ra cho mình.

 

Theo bác sĩ Thặng, nguyên nhân khiến số ca trẻ nhập viện do bỏng gây ra trong thời gian qua chủ yếu là sự hiếu động, tò mò, thấy vật dụng, (phích nước, bàn là, nồi canh…) thường bò tới nghịch, đẩy và hậu quả xảy ra rất nghiêm trọng. Thời điểm mà trẻ gặp nạn nhiều nhất thường vào giờ nấu ăn, giờ đi làm, vào thời điểm này, các bậc cha mẹ thường bất cẩn, không chú ý theo dõi hoạt động của trẻ.

 

Cũng theo bác sĩ Thặng, di chứng do bỏng để lại rất khôn lường như: gây rốii loạn sắc tố da, sẹo dính, sẹo liền, co rúm các cơ, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng nếu bị bỏng nặng và không cấp cứu kịp thời.

 

Tai nạn có thể phòng và tránh được nếu mỗi gia đình, mỗi người làm cha, làm mẹ chú ý hơn trong sắp xếp, bài trí các vật dụng trong gia đình có nguy cơ gây bỏng cho trẻ. Không để trẻ nô đùa gần khu vực đun nấu, bếp lửa. Có như vậy, thời gian tới đây không còn phải chứng kiến những hình ảnh thương tâm do bỏng nhiệt gây ra cho trẻ nữa.

 

 

Theo bác sĩ Thặng, trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Sơn, khi phát hiện trẻ bị bỏng, các bậc phụ huynh cần sơ cứu như sau:

1. Khi trẻ bị bỏng phải nhanh chóng dùng nước lạnh để rửa vết thương. Nếu vết bỏng ở tay, chân thì xối nước lạnh vào vùng đó. Mục đích nhằm làm giảm sự đau đớn, phù nề tiết dịch từ vết thương này.

2. Bình tĩnh, nhanh chóng bỏ quần áo ở vùng bị bỏng ra. Không để quần áo dính vào vết thương tránh gây ra những trầy xước.

3. Dùng băng, gạc mỏng hoặc vải mỏng sạch băng hờ bên ngoài vùng bỏng. Không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị không đúng chỉ định. Đặc biệt, tuyệt đối không dùng kem đánh răng, thuốc lá nam bôi vào chỗ bỏng, vì như vậy rất dễ gây nhiễm trùng.

4. Đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện có chuyên khoa bỏng nơi gần nhất để cấp cứu, điều trị.

 

 

Thanh Tuyền (TTV)

 

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục