Sau 20 năm nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ) lần đầu tiên sử dụng liệu pháp gen để tiêu diệt thành công các tế bào ung thư.
Các nhà khoa học đã tạo các tế bào T riêng biệt của mỗi bệnh nhân nhằm chống lại mầm bệnh là phân tử CD-19 được tìm thấy ở các tế bào bạch cầu. Sau khi phát triển các tế bào T trong ống nghiệm, các nhà khoa học đưa chúng trở lại cơ thể bệnh nhân. Khoảng 2 tuần sau, cơ thể bệnh nhân bắt đầu có phản ứng chống lại tế bào ung thư.
Các tế bào T sinh ra đã được xác nhận trong máu của bệnh nhân vài tháng sau đó và một lượng tế bào này đã trở thành “các tế bào T ghi nhớ” có khả năng tiếp tục ngăn các phân tử ung thư xuất hiện trở lại. Đây được xem là một thành tựu lớn vì trước đây, các nỗ lực dùng kỹ thuật “chuyển hóa tế bào T nuôi cấy” trong điều trị ung thư đều thất bại do các tế bào T hoặc phát triển rất kém hoặc gây tổn thương cho các tế bào bình thường.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, việc điều trị ung thư bằng liệu pháp gen cần được nghiên cứu thêm vì vẫn còn chưa biết được tác dụng lâu dài của kỹ thuật này. Hiện nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch cho việc thử nghiệm giai đoạn hai với quy mô lớn hơn. Nếu thành công tiếp tục được khẳng định, liệu pháp gen sẽ mở ra cơ hội trong việc chữa trị các bệnh ung thư khác.
Theo Báo SKĐS
(HBĐT) - Tuần qua, khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã cứu sống bé trai 11 tuổi bị đuối nước. Theo nhận định, có được kết quả này một phần do bé trai rất may mắn được đưa lên mặt đất kịp thời, cách sơ cứu hiệu quả. Một phần do được các thầy thuốc bệnh viện điều trị, chăm sóc tích cực.
(HBĐT) - Trong những năm gần đây, các cấp, ngành của tỉnh đã quan tâm đến công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL). Tuy nhiên, các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha đang len lỏi trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Việc đa dạng hình thức truyền thông, tăng cường kiểm tra việc thực thi Luật PCTHCTL nhằm hạn chế sử dụng thuốc lá trong cuộc sống hàng ngày là cần thiết.
Một số loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng đang thiếu, tỷ lệ tiêm chủng không đạt theo kế hoạch và thấp hơn so với năm 2021, công tác mua sắm vaccine trong thời gian tới… là những thông tin được các đại biểu đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác tiêm chủng mở rộng năm 2022 khu vực phía Nam ngày 23/5.
Sáng 23/5, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
(HBĐT) - Từ ngày 17- 22/5, Chi cục Dân số - KHHGĐ phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện tổ chức lấy máu xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh tại các huyện Cao Phong, Lương Sơn và Yên Thuỷ. Đây là các địa phương đã được triển khai tập huấn và xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh năm 2022.
(HBĐT) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) có 2 biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ sẽ có nhiều biến chứng, làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động...