Một cột sống không khỏe thường khởi đầu bởi thói quen không tốt như tư thế xấu - tức là các tư thế đứng, ngồi, nằm hay di chuyển không đúng làm gia tăng áp lực lên cột sống, lên đĩa đệm và gây đau lưng.

 

Cột sống được cấu thành từ các đốt sống và đĩa sống sắp xếp thành 3 đường cong tự nhiên theo hình chữ S. Sự sắp xếp đặc biệt này giúp thăng bằng khi di chuyển, nâng đỡ cơ thể bạn ở các tư thế nằm, ngồi, đứng hay vận động.

Thói quen tư thế xấu, theo thời gian thậm chí có thể làm cho đĩa đệm của bạn mất chức năng sớm trong việc giảm sốc cho cột sống, gây đau và phát sinh những vấn đề của đĩa đệm.

Vận động cơ học tốt cho cơ thể, giúp giữ cột sống theo đường cong tự nhiên và di chuyển một cách nhẹ nhàng như một cỗ máy vận hành êm dịu. Qua việc duy trì 3 đường cong tự nhiên của cột sống cả ngày, bạn sẽ làm giảm áp lực lên cột sống, giúp phòng ngừa đau lưng và chấn thương lưng.

Tư thế vận động cơ học đúng

Ngủ: Khi bạn nằm ngửa hay nằm nghiêng, lưng hay cơ thể bạn phải được áp sát mặt nệm. Nếu bạn nằm ngửa, nên đặt một cái gối dưới vùng đầu gối để giữ đường cong cơ thể tốt. Nếu bạn nằm nghiêng nên co hai gối để giảm áp lực lên lưng bạn.

Những tư thế sai có thể gây ra chứng đau lưng khó hồi phục - Ảnh: Shutterstock
Những tư thế sai có thể gây ra chứng đau lưng khó hồi phục - Ảnh: Shutterstock

Một điều rất quan trọng khi nằm là phải lựa chọn loại nệm có độ cứng phù hợp, vừa có tác dụng nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể, vừa giúp duy trì và bảo vệ đường cong tự nhiên của cột sống.

Đứng: Nếu bạn phải đứng trong thời gian dài, nên đặt một chân lên bục để làm giảm áp lực lên cột sống và để duy trì 3 đường cong tự nhiên của cột sống. Nếu cần thiết, gập nhẹ gối, mang nẹp lưng, đi giày thấp để giảm sốc cho cơ thể và giữ cột sống theo trục.

Ngồi: Giữ 3 đường cong tự nhiên của cột sống bằng cách dùng ghế có nâng đỡ lưng bạn. Một cuộn khăn hay gối nhỏ đặt ở thắt lưng giúp nâng đỡ đường cong thắt lưng. Khi lái xe, chỉnh vị trí ghế sao cho đầu gối ngang bằng với mông.

Nghiêng, cúi: Gối và háng của bạn giúp duy trì 3 đường cong tự nhiên của cột sống. Để cẳng chân bạn làm chính khi khuân vật nặng và đứng gần để làm giảm nhẹ nhất trọng lượng của vật thể.

Xoay: Bạn phải hình dung để cơ thể xoay theo một khối từ vai đến mông. Xoay với chân, không xoay với lưng. Đặt chân bạn theo hướng đang xoay và nhảy quanh điểm xoay.

Lấy đồ vật: Đứng gần vật cần lấy. Dùng dụng cụ để lấy nếu cần thiết. Gồng cơ bụng để phụ khối cơ lưng, sử dụng chủ yếu tay và chân để thực hiện công việc. Dùng dụng cụ dài để lấy đồ vật trên cao, tránh nhón chân nhảy lên.

Theo Thanh Niên

Các tin khác

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tặng quà học sinh trường tiểu học Mãn Đức.
Học sinh trường tiểu học Nam Sơn được chỉ bảo ân cần của thầy cô giáo và sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương.
Triển lãm năm nay dự kiến sẽ thu hút hơn 17.000 người tham gia
Không có hình ảnh

Trị trầm cảm: Đâu chỉ có thuốc an thần!

Mất ngủ, âu lo, đầu óc luôn căng thẳng, tinh thần rệu rã... là những biểu hiện của bệnh trầm cảm. Một trong những cách giúp người ta nhanh chóng lấy lại thăng bằng là tìm đến những viên thuốc. Nhưng liệu thuốc có giúp xua tan hoàn toàn những lo lắng, mệt mỏi?

Không dùng dầu cá khi đang hóa trị ung thư

Trên tạp chí Cancer Cell, các nhà nghiên cứu đã đưa ra khuyến cáo đến các bệnh nhân ung nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng chất bổ sung như viên dầu cá khi họ phát hiện thấy chúng có thể kìm hãm sự tác động của các thuốc hóa trị.

Lạc Sơn: Báo động tình trạng bỏng gia tăng ở trẻ em

(HBĐT) - Trong cuối tháng 8, tại khoa ngoại, Bệnh viên Đa khoa huyện Lạc Sơn đã có tới 8 trường hợp trẻ nhập viện điều trị do bị bỏng, chủ yếu là trẻ từ 2 đến dưới 5 tuổi, lứa tuổi mà trẻ chưa nhận thức được hết những tai nạn về bỏng gây ra cho mình.

9 bài thuốc chữa bệnh khàn tiếng

Đông y cho rằng khàn tiếng phần lớn do ngoại tà cảm nhiễm, liên quan đến kinh Phế và thường phát sinh đột ngột, đó là do ngoại tà lấn Phế làm cho khí phế âm bị tổn thương mà sinh bệnh. Điều trị khàn tiếng phải tùy theo thể bệnh. Xin giới thiệu một số bài thuốc:

Tăng huyết áp: Vấn đề cần được quan tâm

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tăng huyết áp (THA) ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính. Năm 2005, trong số 17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch thì tăng huyết áp là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong của 7,1 triệu người.

Đổi mới cơ chế tài chính y tế: Yêu cầu tất yếu

“Cần tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị định về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập để trình Chính phủ vào quý IV năm nay”. Đây là một trong những chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị tham vấn dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập diễn ra tại Hà Nội sáng 14/9 do Bộ Y tế và Bộ Tài chính phối hợp tổ chức.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục