1. Tăng huyết áp có thể không có triệu chứng. Chỉ có đo huyết áp thường xuyên là phương pháp duy nhất phát hiện tăng huyết áp.
2. Các xét nghiệm đánh giá tăng huyết áp thường đơn giản, không nhất thiết phải nhập viện để chẩn đoán và điều trị. Khi huyết áp được kiểm soát tốt khám định kỳ chỉ từ 2-4 lần/ năm.
3. Bệnh nhân phải tự kiểm soát được số đo huyết áp. Thay đổi hoàn toàn những thói quen không cần thiết có hại đối với sức khỏe. Sử dụng thuốc điều trị liên tục, thường xuyên theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc.
4. Đối với những bệnh nhân thừa cân, béo phì chỉ cần giảm cân nặng không thể kiểm soát hiệu quả huyết áp. Giảm cân nặng là việc cần thiết vì nhiều lý do nhưng điều này không đủ để kiểm soát huyết áp.
5. Hút thuốc có hại cho sức khỏe, không hút thuốc để phòng - chống bệnh lý tim mạch cũng như các bệnh về phổi.
6. Nếu bạn thường xuyên căng thẳng tinh thần, hãy thư giãn và tập luyện nhẹ nhàng sẽ giúp làm giảm huyết áp. Sử dụng thuốc an thần, thuốc ngủ có thể giảm được huyết áp trong một số trường hợp nhưng không thể sử dụng thuốc này lâu dài được.
7. Chế độ ăn hạn chế sử dụng muối, mì chính giúp làm giảm huyết áp. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp phải kết hợp thêm thuốc điều trị lâu dài. Chế độ ăn giảm muối, giàu kali làm tăng hiệu quả điều trị tăng huyết áp của các thuốc điều trị tăng huyết áp.
8. Nếu như bạn thay đổi lối sống cũng như thói quen ăn uống mà huyết áp không giảm nhiều, hãy luôn nhớ rằng có nhiều loại thuốc có tác dụng giảm huyết áp rất tốt đang được dùng cho hầu hết bệnh nhân tăng huyết áp.
9. Mặc dù thuốc điều trị tăng huyết áp có thể có một số tác dụng phụ nhưng thầy thuốc sẽ giúp bạn lựa chọn loại thuốc với liều lượng thích hợp nhất đem lại hiệu quả tối đa với tác dụng phụ ít nhất hoặc không có tác dụng phụ.
10. Hơn thế nữa, bạn hãy nhớ rằng có điều trị tăng huyết áp nhưng không có nghĩa là huyết áp đã được kiểm soát tốt. Nếu huyết áp của bạn không dưới 140/90 mmHg hoặc không dưới 130/80mmHg nếu bạn bị đái tháo đường hoặc bệnh lý thận tiết niệu mặc dù bạn đã thực hiện lối sống lành mạnh cũng như dùng thuốc điều trị, hãy đến khám bác sỹ để được điều chỉnh và điều trị tích cực hơn. Không phải ai cũng có thể điều trị tăng huyết áp về bình thường nhưng có khoảng 80 - 85 % bệnh nhân tăng huyết áp có thể được điều trị thành công không xảy ra biến chứng nghiêm trọng.
Theo Đông y, mướp đắng vị đắng, tính mát, hơi hàn. Mướp đắng đun làm nước tắm cho trẻ trong mùa hè để trừ rôm sảy, làm thuốc chữa ho, chữa cảm mùa hè, thanh nhiệt ở phế và vị, chữa dị ứng, đau váng đầu, đau thắt ngực, lở ngứa ngoài da, phụ nữ rối loạn kinh nguyệt, bí kết đại tràng. Ngoài ra còn có tác dụng an thần, kết hợp với những vị khác để điều trị tăng huyết áp. Mướp đắng chế biến làm thuốc bằng cách thái lát, phơi khô, sao vàng rồi bảo quản để dùng dần. Lá mướp đắng có thể dùng tươi, giã đắp, nấu nước tắm hoặc sắc uống.
(HBĐT) - Ngày 26/9, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm tỉnh (BCĐ) đã tổ chức hội nghị phòng, chống dịch bệnh tay-chân-miệng. Đến dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng BCĐ; lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thành phố, cơ quan y tế trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Vào khoảng 20 giờ ngày 22/8/2011, bệnh nhân Lường Văn Quang, 7 tuổi được BVĐK huyện Đà Bắc chuyển đến Phòng khám- cấp cứu BVĐK tỉnh trong tình trạng hôn mê sâu do bị đa trấn thương nghiêm trọng.
(HBĐT) - Những năm qua, công tác thu hút đầu tư trên địa bàn huyện Kỳ Sơn đã đạt được kết quả khá. Năm 2011, UBND tỉnh đã có Quyết định 714 và 1030 về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng KCN Mông Hóa, Yên Quang.
Nhiều loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng như nấm tuyết, trứng cá muối song lại không hề thích hợp cho người cao tuổi.
Ngày 25.9, Sở Y tế Lâm Đồng cho biết: Số bệnh nhân tay-chân-miệng của tỉnh này trong tuần thứ 38 vừa qua đã giảm 7 ca so với tuần thứ 37 trước đó – 188 so với 195; tuy nhiên, nếu cộng dồn thì tổng số ca mắc bệnh tay-chân-miệng của tỉnh này hiện đã lên đến 1.066 ca, tăng 602 ca so với cuối tháng 8.2011.