Theo Đông y, mướp đắng vị đắng, tính mát, hơi hàn. Mướp đắng đun làm nước tắm cho trẻ trong mùa hè để trừ rôm sảy, làm thuốc chữa ho, chữa cảm mùa hè, thanh nhiệt ở phế và vị, chữa dị ứng, đau váng đầu, đau thắt ngực, lở ngứa ngoài da, phụ nữ rối loạn kinh nguyệt, bí kết đại tràng. Ngoài ra còn có tác dụng an thần, kết hợp với những vị khác để điều trị tăng huyết áp. Mướp đắng chế biến làm thuốc bằng cách thái lát, phơi khô, sao vàng rồi bảo quản để dùng dần. Lá mướp đắng có thể dùng tươi, giã đắp, nấu nước tắm hoặc sắc uống.
Mướp đắng được dùng làm thuốc trong các trường hợp sau:
Mùa hè bị cảm thử: ra nhiều mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, thở nông hụt hơi, buồn nôn, người chao đảo, mệt lả: mướp đắng 20g, biển đậu 16g, tang diệp 16g, hoàng kỳ 12g, mẫu lệ (chế) 12g, đương quy 12g, sa sâm 12g, quế 8g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Ho, đau rát họng, sổ mũi, hắt hơi: mướp đắng 20g, tía tô 16g, trần bì 12g, cát cánh 12g, mạch môn 16g, sâm hành 12g, sinh khương 6g, kinh giới 12g, cam thảo 12g, lá xương sông 16g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Ngứa nhiều, gãi nhiều, da bị trầy xước từng mảng: mướp đắng 20g, sài hồ 12g, ngân hoa 10g, liên kiều 12g, nam hoàng bá 16g, cỏ mực 16g, hoa hòe (sao) 12g, huyền sâm 10g, cam thảo đất 16g, đại táo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Bệnh zona: mướp đắng 20g, thổ linh 20g, cam thảo đất 16g, nam bạch chỉ 16g, kinh giới 12g, sài hồ 12g, thủ ô (chế) 10g, đương quy 12g, phòng sâm 12g, hoài sơn 12g, mã đề thảo 16g, bồ công anh 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Trà dược trị tăng huyết áp: mướp đắng, hoa hòe, cam thảo đất, dừa cạn, rau má, lá đắng, mã đề, lá đinh lăng mỗi vị 100g (dược liệu ở dạng khô). Các vị sao giòn, tán vụn trộn đều, bảo quản trong bình kín tránh ẩm. Ngày dùng 35 – 40g, cho thuốc vào ấm, hãm nước sôi khoảng 15 phút là được. Uống dần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt, lợi tiểu, an thần, chống đau đầu, chao đảo, ổn định huyết áp, phòng ngừa tai biến.
Chữa đái tháo đường: mướp đắng 20 – 25g sắc nước uống hằng ngày.
Trị sỏi đường tiết niệu: mướp đắng dùng cả cây và lá, thái ngắn phơi khô, cất giữ cẩn thận, mỗi ngày lấy 1 nắm nấu nước uống, uống liên tục nhiều ngày. Tác dụng: bào mòn và tống sỏi ra ngoài. Đây là bài thuốc kinh nghiệm của đồng bào ở Ninh Thuận, Bình Thuận thấy có kết quả cao.
Trị gan nhiễm mỡ: mướp đắng 20g, ngũ gia bì 12g, nhân trần 12g, cây chó đẻ 6g, cam thảo đất 12g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liên tục nhiều ngày. Công dụng: thanh can hóa ứ, trừ thấp, thông lạc…
Nhiệt kết ở đại trường gây táo bón, bụng đầy khó chịu: mướp đắng 20g, sinh địa 12g, hoàng cầm 10g, trần bì 10g, chỉ xác 10g, cam thảo 12g, đương quy 12g, đại táo 10g, mạch môn 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Theo Báo SKĐS
Ngày 25.9, Sở Y tế Lâm Đồng cho biết: Số bệnh nhân tay-chân-miệng của tỉnh này trong tuần thứ 38 vừa qua đã giảm 7 ca so với tuần thứ 37 trước đó – 188 so với 195; tuy nhiên, nếu cộng dồn thì tổng số ca mắc bệnh tay-chân-miệng của tỉnh này hiện đã lên đến 1.066 ca, tăng 602 ca so với cuối tháng 8.2011.
Mỗi ngày các cơ sở y tế công và tư đóng trên địa bàn thành phố thải ra hàng chục nghìn m3 nước thải y tế. Tuy nhiên, số cơ sở có hệ thống xử lý nước thải chỉ đếm trên đầu ngón tay, thực tế này khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Hà Nội đã ghi nhận 1 bé gái tử vong vì bệnh tay chân miệng (TCM). Trước thông tin này, nhiều phụ huynh đã tự ý cho con nghỉ học vì lo sợ trẻ bị lây bệnh khi đến trường.
(HBĐT) - Theo kết quả đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi đợt I/2011 của toàn tỉnh cho thấy, tỷ lệ trẻ được cân, đo hàng tháng đạt 99,5%; 99% trẻ em trong độ tuổi được bổ sung vitamin A và tẩy giun theo đúng quy định; không còn xã nào có tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân ở mức trên 30%.
(HBĐT) - Ngày 23/ 9, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương – Chi nhánh tỉnh Hòa Bình (Vietinbank Hòa Bình) đã phối hợp cùng LĐLĐ tỉnh tổ chức trao tặng 3 sổ tiết kiệm, mỗi sổ trị giá 10 triệu đồng cho 3 em học sinh huyện Cao Phong và huyện Kỳ Sơn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mồ côi cha, mẹ từ nhỏ. Đó là em: Bùi Tuấn Anh, lớp 3A, trường Tiểu học xã Xuân Phong (Cao Phong), Nguyễn Thị Hương Giang, lớp 4A, trường Tiểu học xã Hợp Thịnh và Nguyễn Thị Hiếu, lớp 7A, trường THCS xã Độc Lập (Kỳ Sơn).
Có một loại “thần dược” sau khi dùng 2 phút là cắt cơn hắt hơi dữ dội, cho phép người bệnh lại tiếp tục bữa ăn như thường. Đó là miếng gừng tươi đã cạo sạch vỏ.