Thay vì "làm hộ" tất cả mọi việc cho những đứa con vụng về, các bậc cha mẹ nên kiên nhẫn hướng dẫn và khuyến khích con.

 

Thấy Bống lăng xăng muốn giúp mẹ làm bánh, chị Hòa xua tay: "Thôi, con đừng đụng vào, không lại vương hết bột ra sàn mất". "Này, con tránh xa con dao ra kẻo đứt tay bây giờ", chị lại nói khi thấy con muốn gọt cà rốt.

Thay vì "làm hộ" tất cả mọi việc cho những đứa con vụng về, các bậc cha mẹ nên kiên nhẫn hướng dẫn và khuyến khích con. Phần lớn những đứa trẻ lóng ngóng, vụng về là quý tử được chăm sóc quá mức. Những "cậu ấm cô chiêu" này suốt ngày nghe cha mẹ nhắc "Đừng trèo lên đó, cưng, con sẽ ngã đấy", "đừng đụng vào đó con yêu, nó sẽ làm con đau", "con đừng làm cái này", "con không được sờ vào cái kia". Rốt cuộc, chúng chẳng biết bản thân mình có thể làm được việc gì và đến mức nào.

Kiên nhẫn: Khi thấy con vụng về, chậm chạp, làm vỡ cốc khi rót nước hay lúng túng buộc dây giày đến nửa tiếng chưa xong, các bà mẹ thường bực mình, chỉ muốn làm hộ chúng để đỡ mất thời gian. Nhưng thực ra họ không nên làm như vậy. Đứa trẻ cần có thời gian để tập làm mọi thứ cho quen. Bạn cần khuyến khích con tự làm mọi việc.

Tập luyện hằng ngày: Bạn có hàng nghìn cách để bé vừa học vừa chơi mà vẫn đạt được mục đích. Hãy để cho bé tự xúc cơm, rót nước hay nhờ con cùng trải giường với bạn, để bé giúp mẹ mở gói bánh hay xếp gọn các hộp giấy... Sau một thời gian ngắn, bạn sẽ thấy sự thay đổi đáng ngạc nhiên ở con.

Tập cho trẻ thói quen quan sát: Nhiều khi, bạn không nhất thiết bắt trẻ lặp đi lặp lại một việc. Các mẹ có thể khuyến khích bé quan sát mọi thứ trước khi bắt tay vào việc, kiểu như: "Con thấy không, để gần bát lại sẽ đỡ vung vãi hơn", "con đứng lên cái ghế này sẽ lấy nó dễ hơn"... Cách làm này sẽ tạo cho bé thói quen suy nghĩ và tưởng tượng kết quả trước mỗi việc làm.

Cùng làm các đồ thủ công với bé: Các hoạt động chân tay này thực sự có ích không những đối với trẻ em vụng về mà với tất cả các bé nói chung. Vẽ tranh, tô màu, nặn đất sét hay gấp đồ chơi từ giấy đều là những hoạt động khiến trẻ trở nên khéo léo, cẩn thận và kiên nhẫn hơn.

Chơi thể thao:
Đây là sự khởi đầu rất tốt với con bạn. Bởi vì, mọi môn thể thao đều đòi hỏi sự phối hợp giữa các động tác và sự tập trung. Để đá bóng vào gôn hay vật ngã được đối thủ, bé cần suy nghĩ và lựa chọn động tác phù hợp nhất.

Để bé thư giãn: Bé cũng rất cần những giây phút thư giãn. Con bạn sẽ khỏe mạnh, khéo léo hơn nhiều nếu bạn hướng dẫn con nghỉ ngơi hợp lý


                                                      Theo VNE

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục