Khác với vài năm trước đây, phim truyền hình Việt Nam đã có những dấu hiệu khả quan hơn, “bằng chứng” là lượng khán giả đã tăng lên đáng kể. Xét ở góc độ này thì có thể nói, phim truyền hình đã kéo được khán giả quay về với sản phẩm nội. Tuy nhiên, chất lượng phim truyền hình đã thực sự thay đổi hay chưa thì phải mục sở thị.

Giờ vàng cũng... chẳng ăn thua

Mặc dù không phải fan của phim truyền hình Việt Nam nhưng ngay cả những người yêu phim Hàn Quốc, Trung Quốc... cũng phải lên tiếng chỉ trích một số đài truyền hình vì quá ưu ái những sản phẩm ngoại nhập. Gần đây, phim truyền hình Việt Nam được ưu ái hơn, mặc dù tần suất lên sóng không nhiều nhưng nếu bật tivi đúng giờ vàng thì nhất định bạn sẽ được thưởng thức sản phẩm made in Vietnam. Có thể nói, phim nước ngoài không thể “bon chen” giờ vàng với phim Việt cho dù nội dung và hình thức vô cùng hấp dẫn. Đây cũng là cơ hội để phim truyền hình Việt Nam đến gần hơn với khán giả. Tuy nhiên, với người trong cuộc thì mảnh đất này “lành ít dữ nhiều!”.

Khán giả xem phim Việt với nhiều lý do: giải trí, so sánh, phê phán, thậm chí “ném đá” cho sướng. Được chiếu vào giờ vàng nên khán giả cũng không có nhiều lựa chọn, họ xem phim Việt một cách bất đắc dĩ. Từ đó mới xuất hiện nhiều phản hồi về phim truyền hình Việt Nam ở bất cứ nơi đâu: báo giấy, báo mạng, quán cà phê, trà chanh me đá, những nơi họp chợ... Không sai khi khẳng định phim truyền hình nổi lên nhờ những phương tiện truyền thông này. Nhưng thực sự thì đây không phải “điềm lành” bởi phim Việt càng nổi tiếng thì càng tai tiếng. Sản phẩm truyền hình nội dường như không thể xoay chuyển được quy luật này nếu như người trong cuộc chưa thực sự thay đổi chính mình.

Kịch bản hời hợt, diễn xuất kém chuyên nghiệp... vẫn là thực trạng chung của phim truyền hình Việt Nam, không khó để bắt lỗi những tình huống thiếu logic. Phải chăng phim Việt hấp dẫn khán giả ở điểm này? Trả lời cho câu hỏi “vì sao bạn xem phim truyền hình dài tập Việt Nam” thì 90% khán giả đều trả lời: Vì không còn sự lựa chọn nào khác.

Nếu so với những quốc gia nổi tiếng về phim truyền hình thì có thể khẳng định sản phẩm của ta chẳng thể sánh bằng vì khuyết yếu tố công nghiệp hóa - một nền tảng cơ bản để hướng tới sự chuyên nghiệp.

Hiện nay, phim của ta chẳng khác nhiều so với cái “chợ”, có ê-kíp làm phim hoàn toàn là những người “ngoại đạo”, không được đào tạo bài bản về phim truyền hình nhưng vẫn đường hoàng nắm giữ những vị trí chủ chốt trong đoàn phim. Đấy là chưa xét đến những tiểu tiết phi lý, kịch bản được yêu cầu kéo dài với những lời thoại lê thê, diễn viên nghiệp dư thì ra trường quay mới đọc thoại do lịch làm việc dày đặc. Người mẫu, ca sĩ lấn sân phim truyền hình đôi khi không tạo được thiện cảm mà còn gây phản cảm. Thực chất, họ không hiểu thế nào là diễn xuất thì khó thuyết phục khán giả.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia về lĩnh vực phim truyền hình cho rằng, nguồn kịch bản hiện nay thiếu trầm trọng. 3.000 tập phim sản xuất mỗi năm là một con số khổng lồ và khi cung không đủ cầu thì không ít nhà sản xuất chấp nhận cả những kịch bản kém chất lượng để làm phim. Khi không có được kịch bản hay, họ cứ “nhắm mắt đưa chân” như thế thì phim truyền hình Việt ngày càng yếu kém cũng là điều dễ hiểu.

Một trong những nhược điểm của phim truyền hình Việt Nam chính là yếu tố “thập cẩm hóa”. Dường như các nhà làm phim đều mất điểm ở tình huống này mà không biết rằng một món ăn không thể hợp khẩu vị số đông. Từ đó mới có chuyện trẻ con xem phim người lớn mà cứ phải nhắm mắt, bịt miệng rồi cười khanh khách trong khi người lớn đỏ mặt vì xấu hổ. Một khán giả cho biết: Không có luật điện ảnh nào cấm những cảnh 18+ trên màn ảnh nhỏ nhưng nếu trước khi chiếu phim, họ có thêm lời cảnh báo “phim phù hợp với lứa tuổi nào...” thì có sao đâu. Trong khi đó, phim truyền hình của nước ngoài thực hiện điều này rất tốt và nghiêm ngặt.

 Người mẫu, ca sĩ lấn sân màn ảnh nhỏ đôi khi tạo hiệu ứng ngược.

Hãy để khán giả lựa chọn

Phim Việt thiếu kịch bản hay cũng là một lý do, nhưng cái tài của người làm phim cũng được thể hiện ở chỗ anh ta lựa chọn kịch bản như thế nào. Phim truyền hình không nhất thiết dài lê thê, cũng không cần truyền tải quá nhiều. Một tác phẩm được đánh giá cao đôi khi chỉ cần xoay quanh một chủ đề hấp dẫn nào đó thì người làm phim sẽ có nhiều đất để khai thác. Phim truyền hình dài tập cũng là “con dao hai lưỡi” bởi khán giả dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi nếu kịch bản thiếu tính sáng tạo và không tìm ra hướng giải quyết logic. Thay vào đó, khán giả có thể “đổi gió” với những phim ngắn đề tài thú vị, nhẹ nhàng. Tiếc là phim ngắn hiện nay quá hiếm hoi và không có chỗ để “bon chen” giờ vàng trên màn ảnh nhỏ.

Có lẽ người trong cuộc nên mở rộng khái niệm phim truyền hình để tạo ra nhiều “món ăn” hấp dẫn hơn cho khán giả. Một tiểu thuyết hay, một truyện ngắn thời thượng hay một bộ truyện tranh thú vị cũng có thể “hô biến” thành bộ phim truyền hình ăn khách thay vì ngồi một chỗ và chờ đợi kịch bản phim thuần túy, miễn sao chúng ta thực hiện đầy đủ luật bản quyền, tác quyền.

Kịch bản và đội ngũ làm phim kém chất lượng tạo ra những sản phẩm “làng nhàng” nhưng vẫn được lên sóng “ầm ầm” dẫn đến thực trạng ngổn ngang của thị trường phim Việt. Để khắc phục điều này, có lẽ chúng ta nên “quy hoạch” lại. Hãy thử cho mỗi nhà sản xuất một kênh truyền hình chiếu phim để họ tự vùng vẫy. Phim hay thì khán giả xem, phim dở thì nhà sản xuất chịu. Nhà sản xuất phải có trách nhiệm với sản phẩm của mình.

Nếu nói rằng phim Việt là một sản phẩm hàng hóa thì hãy để công chúng thẩm định giá trị và chất lượng được khẳng định thông qua chỉ số người xem. Nếu đơn vị sản xuất nào có những sản phẩm phim được khán giả đón nhận thì hãy tạo cơ hội cho họ được phát sóng phim trên sóng giờ vàng – thay vì bán sóng dễ dãi, tràn lan như hiện nay.

 

                                                                Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục