Hiện nay việc dùng thuốc kháng sinh rất phổ biến. Chính vì vậy rất dễ xảy ra việc lạm dụng kháng sinh. Xin hỏi, có những tai biến nào do sử dụng kháng sinh?

 Tai biến do dị ứng: tất cả các kháng sinh đều có khả năng gây tai biến, có khi liều dùng rất nhỏ. Biểu hiện ngứa, mày đay, ban đỏ... đáng sợ nhất là sốc phản vệ gây chết người. Vì vậy cần thận trọng với những người biểu hiện dị ứng, nếu đã biết có dị ứng với kháng sinh nào thì phải tuyệt đối tránh sử dụng kháng sinh đó cũng như các thuốc kháng sinh cùng nhóm. Đối với kháng sinh tiêm, phải thử test phản ứng và có đủ phương tiện cấp cứu khi cần.

-Tai biến do nhiễm độc: Các bộ phận thường hay bị nhiễm độc do kháng sinh là: thận, gan, máu và thần kinh. Nếu nặng có thể dẫn đến suy thận, suy gan, bất sản tủy (chloramphenicol), điếc (gentamycin) viêm đa dây thần kinh.

- Tai biến do vi khuẩn: nhất là ở bộ máy tiêu hóa (loạn khuẩn). Tai biến do nội độc tố của vi khuẩn làm bệnh nặng thêm.

- Tai biến chọn lọc: Có một số kháng sinh gây tai biến chọn lọc trên bộ phận cơ thể, ví dụ: nhóm quinolon gây viêm gân, thậm chí làm đứt gân Achille, gây điếc do streptomycin; hỏng men răng trẻ em do tetracyclin, bất sản tủy do chloramphenicol, mất bạch cầu hạt do sunfamid v.v..

Bên cạnh đó, hầu hết các kháng sinh đều gây nên các tác dụng phụ cho người bệnh biểu hiện ở đường ruột, da, gan, thận, thần kinh, mắt, tai, máu, gân cơ, tim. Có những triệu chứng nhẹ dễ qua đi và hết sau khi ngừng sử dụng thuốc nhưng cũng có những biểu hiện để lại di chứng nặng nề. Vì vậy khi đã có biểu hiện không bình thường cần phải hỏi ý kiến các thầy thuốc và dược sĩ để có hướng dẫn kịp thời.

 

                                                                          Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Sa nhân là vị thuốc trong bài “Hương sa lục quân gia giảm”.
Không có hình ảnh

Thận trọng khi sử dụng dịch truyền

Truyền dịch là một kỹ thuật y tế không phải ai làm cũng làm được và đôi khi có những tai biến nguy hiểm cần phải cảnh báo trong cộng đồng.

Khi viêm họng chữa mãi không khỏi

Có rất nhiều người bị viêm họng uống hết kháng sinh này đến kháng sinh khác nhưng bệnh vẫn không hết. Theo lý giải của PGS.TS.BS Đặng Xuân Hùng – Trưởng khoa tai mũi họng, BV. Cấp cứu Trung Vương, với những bệnh nhân này, viêm họng là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Nghịch kíp mìn, một học sinh bị cụt 3 ngón tay và sẹo giác mạc

(HBĐT) - Khoa Ngoại - Chấn thương - Chỉnh hình (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) vừa phẫu thuật bàn tay phải và lấy dị vật trong mắt của bệnh nhân Bùi Trung Đức, 14 tuổi, học sinh lớp 6, trường THCS Thu Phong (trú tại xóm Thiều, xã Thu Phong, huyện Cao Phong).

Những tồn tại trong giải quyết chế độ cho nạn nhân chất độc da cam/điôxin

(HBĐT) - Tham gia chiến đấu tại các chiến trường miền Nam, nhiều người đã không may mắn khi nhiễm chất độc hóa học trước khi xuất ngũ. Có người bị chất độc hành hạ bằng những căn bệnh nguy hiểm, có người để lại di chứng cho thế hệ con, cháu mình. Dù hậu quả ở hình thức nào, nỗi đau về thể xác cũng như tinh thần vẫn ngày ngày hiện hữu. Tuy nhiên, giải quyết chế độ cho các nạn nhân da cam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại. Còn nhiều nạn nhân chất độc da cam chưa được hưởng chế độ thỏa đáng với những mất mát, hy sinh của mình.

Phát động chiến dịch phòng chống tác hại thuốc lá

Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới vừa tổ chức Lễ phát động chiến dịch truyền thông phòng chống tác hại thuốc lá và giới thiệu dự thảo luật phòng chống tác hại thuốc lá tại Hà Nội.

Đã có thuốc chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm gan C

Theo Đài Tiếng nói nước Nga, sau hơn 20 năm nghiên cứu, các nhà khoa học Nga đã bào chế thành công một loại dược phẩm có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm gan C trong vòng một tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục