Trẻ em bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phospho.

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng khem quá mức và chế độ ăn nghèo canxi - phospho; những trẻ không được bú mẹ dễ bị còi xương hơn trẻ bú mẹ.

 Bệnh còi xương sẽ làm cho bộ xương bị biến dạng. Ảnh minh họa

Những dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị còi xương

- Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ.

- Xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn.

- Các biểu hiện ở xương: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê.

- Các trường hợp còi xương nặng có di chứng: chuỗi hạt sườn, dô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O.

- Răng mọc chậm, trương lực cơ nhẽo, táo bón.

- Chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng…

- Trong trường hợp còi xương cấp tính: trẻ có thể bị co giật do hạ can xi máu.

Những trẻ dễ có nguy cơ bị còi xương

- Trẻ sinh non, đẻ sinh đôi.

- Trẻ nuôi bằng sữa bò.

- Trẻ quá bụ bẫm.

- Trẻ sinh vào mùa đông.

Phân biệt còi xương và bệnh còi cọc

Trẻ còi cọc: trẻ bị suy dinh dưỡng, có số đo về cân nặng và chiều cao đều thấp hơn trẻ bình thường, cũng có thể kèm còi xương hoặc không.

Bệnh còi xương: có thể gặp ở cả những đứa trẻ rất bụ bẫm, do nhu cầu về canxi, phospho cao hơn trẻ bình thường.

Làm gì khi trẻ bị còi xương?

- Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10 -15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Về mùa đông không có ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện. Dưới da có sẵn các tiền vitamin D là 7 dehydrocholesterol, dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời các tiền vitamin sẽ bị hoạt hóa chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phospho, ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì sẽ còn rất ít tác dụng.

- Cho trẻ uống vitamin D 4000 UI/ngày trong 4 - 8 tuần, trong trường hợp trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy cần tăng liều 5.000 - 10.000 UI/ngày trong 1 tháng, hoặc cho trẻ tiêm vitamin D 200.000 UI/uống, 3 tháng tiêm nhắc lại một lần trong năm đầu tiên.

- Cho trẻ uống thêm các chế phẩm có canxi như: canxi B1 - B2 - B6: 1 – 2 ống/ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm canxi 1 - 2 thìa cà phê/ngày.

- Cho trẻ bú mẹ; ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi: sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày (cần xóa bỏ quan niệm cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương); cho dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ: vì vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.

Phòng bệnh còi xương cho trẻ

- Khi có thai các bà mẹ phải làm việc nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị đẻ non, có thể uống vitamin D khi thai được 7 tháng: 600.000UI/3 tuần, mỗi tuần 200.000UI.

- Sau khi sinh cả mẹ và con không nên ở trong phòng tối và kín, phòng ở thoáng mát và đầy đủ ánh sáng.

- Sau khi sinh 2 tuần cho trẻ ra tắm nắng 15 - 20 phút/ngày vào buổi sáng (trước 9 giờ).

- Cho trẻ uống vitamin D 400UI/ ngày trong suốt năm đầu tiên nhất là về mùa đông.

- Khi trẻ ăn bổ sung: cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như: sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh và dầu mỡ.

 

                                                                 Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Bệnh nhân Bùi Trung Đức đang được điều trị tại khoa Ngoại-Chấn thương-Chỉnh hình (Bệnh viện Đa khoa tỉnh).
Cán bộ phòng  LĐ - TB & XH  huyện Lạc Thủy thăm hỏi, động viên gia đình nạn nhân chất độc da cam tại thị trấn Chi Nê.

Phát động chiến dịch phòng chống tác hại thuốc lá

Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới vừa tổ chức Lễ phát động chiến dịch truyền thông phòng chống tác hại thuốc lá và giới thiệu dự thảo luật phòng chống tác hại thuốc lá tại Hà Nội.

Đã có thuốc chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm gan C

Theo Đài Tiếng nói nước Nga, sau hơn 20 năm nghiên cứu, các nhà khoa học Nga đã bào chế thành công một loại dược phẩm có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm gan C trong vòng một tháng.

Sốt xuất huyết vào mùa: Nhiều người dân chủ quan

Trong khi dịch tay chân miệng vẫn bùng phát mạnh thì dịch sốt xuất huyết cũng không ngừng gia tăng trên phạm vi cả nước với những diễn biến khó lường.

Cách nhìn mới trong điều trị viêm mũi dị ứng

Đó là chủ đề hội thảo vừa diễn ra tại Hà Nội, do Văn phòng đại diện GlaxosmithKline (GSK) kết hợp với Hội Tai Mũi Họng Việt Nam tổ chức. Tham dự hội thảo có gần 200 chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng tại Hà Nội và khu vực phía Bắc. Hội thảo đã cập nhật và thảo luận về những nguyên nhân và thách thức trong điều trị viêm mũi dị ứng (VMDƯ) hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam, nêu ra cách nhìn mới và hướng điều trị hiệu quả nhất.

10 tháng, toàn tỉnh có hơn 8.700 ca tai nạn thương tích

(HBĐT) - Tính đến hết tháng 10, tổng số ca mắc tai nạn thương tích toàn tỉnh là 8.701, trong đó có 94 ca tử vong. Phân loại theo độ tuổi, thường gặp tai nạn thương tích nhiều nhất là từ 20 – 60 tuổi với 5.722 ca mắc, 67 ca tử vong; độ tuổi 15 – 19 tuổi có 1.190 ca mắc, 6 ca tử vong; độ tuổi từ 5 – 14 tuổi có 946 ca mắc, 3 ca tử vong.

Thực hiện quy tắc ứng xử tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Nâng cao y đức người thầy thuốc

(HBĐT) - “Tôi bị sốt cao, nằm mê man và đau sỏi thận phải nằm cấp cứu, điều trị gần 10 ngày tại khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Trong những ngày đau đớn, tôi đã được các bác sĩ, y tá rất quan tâm và nhiệt tình chăm sóc, điều trị, nhất là cô y tá tên Nguyễn Thị Phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục