Cán bộ phòng  LĐ - TB & XH  huyện Lạc Thủy thăm hỏi, động viên gia đình nạn nhân chất độc da cam tại thị trấn Chi Nê.

Cán bộ phòng LĐ - TB & XH huyện Lạc Thủy thăm hỏi, động viên gia đình nạn nhân chất độc da cam tại thị trấn Chi Nê.

(HBĐT) - Tham gia chiến đấu tại các chiến trường miền Nam, nhiều người đã không may mắn khi nhiễm chất độc hóa học trước khi xuất ngũ. Có người bị chất độc hành hạ bằng những căn bệnh nguy hiểm, có người để lại di chứng cho thế hệ con, cháu mình. Dù hậu quả ở hình thức nào, nỗi đau về thể xác cũng như tinh thần vẫn ngày ngày hiện hữu. Tuy nhiên, giải quyết chế độ cho các nạn nhân da cam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại. Còn nhiều nạn nhân chất độc da cam chưa được hưởng chế độ thỏa đáng với những mất mát, hy sinh của mình.

 

Đến thăm gia đình ông Hoàng Như Hùng ở tổ 16, phường Tân Thịnh (TPHB) vào một ngày mưa. Day day liên tục vào đốt sống lưng cho bớt đau, ông Hùng cho biết: Những ngày trở trời, cột sống đau nhức khiến ông đi lại khó khăn và không thể làm việc. ông tham gia chiến trường miền Nam và Lào từ tháng 8/1973 đến tháng 7/1977. Chia sẻ những năm tháng trong quân ngũ, ông cho biết thêm: Những nơi đế quốc Mỹ tập trung rải chất độc hóa học như sân bay Đà Nẵng, sân bay Biên Hòa (Đồng Nai), các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, ông đều hành quân qua, chiến đấu. Sau khi xuất ngũ, khái niệm về nhiễm chất độc hóa học còn xa lạ và không đáng gì với một quân nhân đã từng phải đối mặt giữa ranh giới của sự sống, cái chết. Trở lại quê hương và lập gia đình, ông sinh được 3 người con trai. Bi kịch dần đến với gia đình khi cậu con trai cả và con trai út mắc bệnh viêm đa cơ, con trai thứ 2 giờ đã trưởng thành nhưng giọng nói vẫn còn ngọng nghịu và thường xuyên bong tróc da đầu, mặt, tai... Gia đình càng khó khăn khi 2 cậu con trai mắc viêm đa cơ thường xuyên phải nhập viện phẫu thuật, bản thân ông cũng đang mắc gai sống chẻ đôi (Spina Bifida)  1 trong 17 bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với   chất độc hóa học/đioxin theo Quyết định 09/2008/QĐ-BYT ngày 28/2/2008 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh tật... Tuy vậy, đến thời điểm này, ông vẫn chưa dược công nhận và hưởng trợ cấp hàng tháng của nạn nhân chất độc hóa học. Trong quá trình làm hồ sơ, ông còn thiếu chứng từ điều trị của bệnh viện, biên bản họp của địa phương... Sau khi được khám cách đây 3 năm, đến thời điểm này, ông cũng không biết hồ sơ của mình đang ở đâu? 

Toàn tỉnh hiện có 2.233 người đã được hưởng chế độ của nạn nhân chất độc da cam/điôxin, trong đó có 1.640 người là đối tượng trực tiếp và 593 người gián tiếp. Hiện nay, tỉnh còn khoảng 5.000 đối tượng nghi phơi nhiễm chất độc hóa học chưa được xét nghiệm và hưởng chế độ. ông Nguyễn Xuân Khoát, Hội Nạn nhân da cam/điôxin tỉnh cho biết: Nguyên nhân nhiều nạn nhân chất độc hóa học hiện chưa được hưởng trợ cấp xã hội là do trong quá trình lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đã không còn giữ đủ một số giấy tờ theo quy định bắt buộc căn cứ vào Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Bộ LĐ-TB&XH sửa đổi, bổ sung mục VII, Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, bao gồm 14 loại giấy tờ liên quan chứng minh địa bàn hoạt động ở chiến trường, sức khỏe hiện tại của người tham gia kháng chiến, tình trạng dị dạng, dị tật của con, chứng từ điều trị của bệnh viện, biên bản họp của địa phương, danh sách niêm yết những người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học của UBND cấp xã... Trong khi đó, phần đông người dân, nhất là bà con dân tộc thiểu số không còn lưu giữ được hồ sơ, lý lịch, giấy tờ liên quan đến người tham gia kháng chiến, lại thiếu người hướng dẫn, kê khai dẫn đến sai sót nhiều lần, quá trình giám định phải chờ đợi kéo dài nên nản chí và bỏ cuộc.  

Cũng theo ông Nguyễn Xuân Khoát, trong quá trình triển khai thực hiện tiếp nhận, giải quyết chế độ chính sách cho NNCĐDC trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số vướng mắc, tồn tại. Theo Thông tư 1609 của Bộ LĐ-TB&XH về việc hướng dẫn xử lý vướng mắc khi tiếp nhận hồ sơ giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, trước mắt chỉ tiếp nhận và giải quyết đối với trường hợp bị bệnh hiểm nghèo, bệnh ung thư và người có bệnh án trước ngày 7/4/2009 (thời điểm Thông tư 08/2009/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được ban hành). Đồng thời, chỉ tiếp nhận hồ sơ và chuyển đến Hội đồng Giám định Y khoa những bệnh tật nằm trong danh mục của Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT, không giới thiệu những bệnh tật nằm ngoài danh mục.

Đến nay, hầu như ai cũng biết di chứng của chất độc da cam/dioxin tồn tại qua nhiều đời. Tuy vậy, chính sách của Nhà nước hỗ trợ nạn nhân mới xét đến thế hệ thứ nhất (đời cha) và thứ hai (đời con), còn thế hệ thứ ba là đời cháu chưa có. Hiện nay, nạn nhân mất 61% sức lao động mới được hưởng trợ cấp, trong khi thương binh mất 20% được hưởng trợ cấp. Mặt khác, con của thương binh suy giảm khả năng lao động 21% trở lên được hưởng trợ cấp nhưng con của nạn nhân chất độc da cam phải suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mới  được hưởng trợ cấp (Thông tư số 16/2006/BLĐTBXH - BGDĐT- BTC, ngày 20/11/2006). Trợ cấp đối với nạn chất độc da cam chỉ có 2 mức còn thương binh được hưởng từ 7 - 9 mức, bệnh binh có 6 mức. Bên cạnh đó, những người trực tiếp phục vụ các nạn nhân chất độc da cam lại không được hưởng trợ cấp hàng tháng như gia đình ông Bùi Văn Lỏn, xóm Rẹ, xã Bắc Phong (Cao Phong); Bùi Văn Phẩy, xóm Tháy, xã Lạc Lương (Yên Thủy)... 

 

                                                                                   Hồng Nhung

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục