(HBĐT) - Thức ăn mà chúng ta dùng hàng ngày đều chuyển hóa thành glucose (một dạng đường trong máu). Tất cả các tế bào trong cơ thể đều cần glucose để tạo ra năng lượng. Insulin là chất có vai trò đưa glucose đến các tế bào của cơ thể, giúp cho tế bào hoạt động, đồng thời giúp duy trì tỷ lệ đường trong máu ở mức cân bằng. Khi việc sản xuất ra insulin bị ngưng trệ hoặc bị rối loạn sẽ dẫn đến bệnh đái tháo đường.

 

Nhóm đối tượng nguy cơ mắc đái tháo đường

 

Các đối tượng có nguy cơ cao mắc đái tháo đường trước hết là những người ở lứa tuổi sau 45 tuổi, nhóm thừa cân béo phì, đặc biệt là béo bụng có thể gây nhiễm mỡ nội tạng, mỡ trong gan, tụy, tác động xấu đến việc tiết insulin ở tuyến tụy.

 

Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường còn liên quan đến yếu tố gia đình. Chẳng hạn, trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường thì con cái, anh - chị em của bệnh nhân cũng có nguy cơ cao.

 

Với phụ nữ nên lưu ý trong những trường hợp sinh con nặng cân (trên 4 kg) hoặc phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh.

 

Còn ở người bình thường, khi huyết áp đột ngột tăng cao trên 130/90 mmHg hoặc nhóm người ít vận động là những đối tượng dễ mắc bệnh đái tháo đường.

 

Đái tháo đường gây nhiều biến chứng nguy hiểm

 

Các biến chứng của bệnh đái tháo đường thường gây tàn phế và giảm tuổi thọ. Những biến chứng thường gặp như bệnh mạch vành, bệnh mạch máu ngoại vị, đột qụy, giảm thị lực và mù lòa, tổn thương thận, gây loét bàn chân có thể dẫn đến cắt đoạn chi, suy giảm tình dục...

 

Nguy hiểm là vậy, nhưng khi được phát hiện, đa số các bệnh nhân đã xuất hiện biến chứng. Việc điều trị và khả năng phục hồi rất khó khăn.

 

Phát hiện sớm để ngăn chặn biến chứng

 

Phát hiện bệnh càng sớm điều trị sẽ càng dễ và rẻ tiền. Để chẩn đoán được bệnh, cách duy nhất là thử đường máulúc đói hoặc thời điểm bất kỳ không phụ thuộc vào tình trạng đói hay no. Nếu đường máu lúc đói >=7,0 mmol/l hay >=126mg/dl hoặc đường máu thời điểm bất kỳ >=11 mmol/l hay >=200mg/dl rất có thể bạn bị mắc bệnh đái tháo đường. Thử nước tiểu là một cách đơn giản để tìm bệnh. Đối với nhóm đối tượng nguy cơ cao nên thử máu từ 1-2 lần/năm.

 

Ở mọi lứa tuổi, khi thấy các triệu chứng bất thường như: uống nhiều mà vẫn khát, tiểu nhiều, ăn nhiều mà vẫn sụt cân nhanh, khó tập trung làm việc hay học tập, cơ thể mệt mỏi, dễ nổi cáu, nhìn mờ hoặc vết thương lâu lành, các đầu chi như có cảm giác kiến bò, kim châm...  thì nên nghĩ đến bệnh đái tháo đường. Có thể cùng lúc nhiều triệu chứng nhưng cũng chỉ cần 1 triệu chứng cần đến ngay bệnh viện chuyên khoa nội tiết để được khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết.

 

 

                                                                    Thu Hương (TH)

                                                               (Trung tâm TT-GDSK)

 

Các tin khác

Thuốc không nguồn gốc vẫn bán tràn lan trên thị trường.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Bệnh nhân Nguyễn Thị Mài, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) bị biến chứng của bệnh đái tháo đường phải cắt bỏ 1/2 bàn chân phải.

Bệnh viện Nội tiết: kỷ niệm ngày đái tháo đường 14/11

(HBĐT) - Ngày 11/11, Bệnh viện Nội tiết tỉnh đã tổ chức mít tỉnh hưởng ứng ngày đái tháo đường thế giới. Đến dự có lãnh đạo Sở Y tế, BVĐK tỉnh, Trung tâm y tế các huyện, thành phố cùng đông đảo nhân dân trong tỉnh.

Phát hiện sớm một số bệnh ung thư thường gặp

(HBĐT) - Hiện nay, việc điều trị bệnh ung thư còn yếu, nhất là ở giai đoạn muộn, khả năng tử vong của bệnh nhân là rất cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 1/3 các loại ung thư có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Lương Sơn tăng cường các biện pháp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

(HBĐT) - Mất cân bằng giới tính khi sinh là một trong những thực trạng đáng báo động trong công tác DS-KHHGĐ tại tỉnh ta hiện nay. Với tỷ lệ giới tính khi sinh là 118 nam/100 nữ, tỉnh ta là một trong 5 tỉnh có tỷ lệ mất cân bằng giới tính cao trong cả nước. Là một huyện vùng thấp, kinh tế phát triển, trình độ nhận thức của người dân đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng Lương Sơn cũng là một trong những huyện có tỷ lệ mất cân bằng giới tính và tỷ lệ sinh con thứ 3 cao.

Huyền thoại sống về một căn bệnh đã "chết"

Gió đông về thấy cảnh ghẻ lạnh của một số người dân không cho dân làng phong Hòa Vân ở Đà Nẵng vào đất liền an cư, hòa nhập cộng đồng vì sợ bị lây bệnh mà cám cảnh. Chợt nhớ tới vị bác sỹ không tiền khoáng hậu Trần Hữu Ngoạn – người đã từng ba cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với bệnh nhân phong để chứng minh cho mọi người thấy bệnh phong cực kỳ khó lây nếu không muốn nói là không lây.

Quy hoạch phát triển bức xạ trong y tế đến năm 2020

Thủ tướng vừa ký Quyết định 1958/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong y tế đến năm 2020.

Phòng chẩn trị y học cổ truyền - Sai phạm vẫn tiếp diễn

100% phòng chẩn trị hành nghề y học cổ truyền (theo tên đăng ký và được quản lý bởi Sở Y tế TPHCM) hay còn gọi phòng khám đông y, y học cổ truyền Trung Quốc (trên biển hiệu quảng cáo) đều có sai phạm và dù đã bị cơ quan chức năng xử phạt nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục vi phạm bất chấp dư luận.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục