(HBĐT) - Hiệu quả lớn nhất sau 5 năm triển khai dự án truyền thông thay đổi hành vi dinh dưỡng dựa vào cộng đồng tại xã Liên Vũ (Lạc Sơn) là hầu hết những gia đình có trẻ nhỏ đều được tiếp cận với những kiến thức phòng - chống suy dinh dưỡng trẻ em, biết lựa chọn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng sẵn có tại địa bàn để chế biến trong bữa ăn của trẻ. Đặc biệt, phụ nữ trong thời gian mang thai đều đến trạm y tế để được tư vấn, khám thai định kỳ.

 

Xã Liên Vũ có 90% dân số sống bằng nghề nông - lâm nghiệp, đời sống của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều. Xã được chia thành 9 xóm với 1.155 hộ dân và 4.876 nhân khẩu. Những năm trước đây, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (SDD) xã còn khá cao. Năm 2006, tỷ lệ suy dinh dưỡng của xã là 38,13%. 

Trước thực trạng đó cần có biện pháp can thiệp hiệu quả và mang tính bền vững, lâu dài. Năm 2006, với sự tài trợ của Viện Dinh dưỡng quốc gia, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng về tỷ lệ SDD và chọn Liên Vũ làm xã điểm để triển khai thực hiện dự án truyền thông thay đổi hành vi dinh dưỡng dựa vào cộng đồng. 

Mục tiêu của dự án là can thiệp nhằm giảm đáng kể tỷ lệ SDD cho trẻ em dưới 5 tuổi tại địa bàn. Đồng thời, nâng cao nhận thức về vấn đề dinh dưỡng, đặc biệt là đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Tập trung xoá bỏ những phong tục tập quán lạc hậu có ảnh hưởng tới nhu cầu dinh dưỡng của bà mẹ có thai, trẻ nhỏ. Do đó, các hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ cho người dân được triển khai thường xuyên thông qua các cán bộ trạm y tế và đội ngũ y tế thôn, bản của xã. 

Trong 5 năm qua, nhiều hoạt động đã được triển khai, đem lại hiệu quả rõ rệt như: tổ chức tập huấn nhằm trang bị thêm các kiến thức về dinh dưỡng cho cán bộ y tế, cộng tác viên, nhân viên y tế thôn, bản và cán bộ các ban, ngành, đoàn thể trong xã; tổ chức thảo luận nhóm, thăm hộ gia đình nhằm tư vấn và hướng dẫn cho người dân cách chế biến một bữa ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng; tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức, kỹ năng thực hành dinh dưỡng; sản xuất các tài liệu truyền thông dinh dưỡng bằng tiếng Mường như băng, đĩa, tranh lật phát cho cộng đồng. Qua đó, tỷ lệ SDD của xã đã giảm xuống đáng kể. Theo số liệu thống kê đợt I/2011, tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm xuống còn 19,19%. Đó là kết quả  trong quá trình thực hiện chiến lược quốc gia về phòng, chống SDD trẻ em tại xã.

Y sỹ Bùi Văn Mạnh, Trạm trưởng Trạm y tế xã Liên Vũ cho biết: Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động từ cơ sở nên nhiều năm lại đây, xã  không còn tình trạng phụ nữ sinh con tại nhà. Cán bộ trạm luôn kết hợp với 9 nhân viên y tế thôn, bản thực hiện phát tờ rơi tới tận hộ gia đình, thường xuyên đến thăm hộ có sản phụ sau đẻ, gia đình có trẻ nhỏ để tư vấn những kiến thức về SKSS hay hướng dẫn các bà mẹ cách chế biến bữa ăn hợp lý, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. 

 

Được biết, hàng tháng, Trạm duy trì cân trẻ theo định kỳ, tư vấn cho bà mẹ đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ. 100% số trẻ trong diện tiêm phòng đều được tiêm phòng, uống vitamin A và theo dõi thường xuyên bằng biểu đồ tăng trưởng. Phụ nữ trong thời gian mang thai đều đến trạm y tế để được tư vấn, khám thai định kỳ và tiêm phòng uốn ván.

 

                                         Kim Tuất  (Trung tâm TT-GDSK) 

 

Các tin khác

Các bác sỹ Bệnh viện mắt Quốc tế - DND khám sàng lọc bệnh nhân mắt.
Toàn cảnh hội thảo.
Tạo không khí vui vẻ, ấm áp trong bữa ăn giúp trẻ ăn ngon miệng.
Không có hình ảnh

Thiền định giúp con người trị đau

Trong ngôn ngữ Việt Nam, từ “đau khổ” được dùng để chỉ trạng thái bất như ý, khó chịu và buồn phiền cùng cực. Từ “đau khổ” cũng cho thấy đau đớn đưa đến khổ, một cái khổ ghê gớm là bị đau và đau thể xác sẽ gắn với đau về mặt tinh thần.

Phòng - chống thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ em

(HBĐT) - Sắt là chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Mỗi tế bào hồng cầu trong cơ thể có sắt trong hemoglobin của nó, sắc tố này mang khí oxy từ phổi đến các mô. Thiếu sắt trong máu có thể dẫn tới chứng bệnh thiếu máu, thiếu sắt, căn bệnh thiếu dưỡng chất phổ biến. Biểu hiện của bệnh là da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, mệt mỏi, ít hoạt động, kém ăn, ngừng lên cân hay rối loạn tiêu hóa, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

Kiểm tra 135 doanh nghiệp có nhiều nguy cơ tai nạn lao động

(HBĐT) - Để đảm bảo an toàn vệ sinh lao động vì hạnh phúc của gia đình và vì sự phát triển của doanh nghiệp, trước trong và sau Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động- phòng chống cháy nổ năm 2011, các ngành chức năng đã tổ chức nhiều hoạt động như: phát sách, tài liệu, áp phích, tờ rơi tuyên truyền về công tác ATVSLĐ.

Sa nhân là vị thuốc trị tiêu chảy do ăn phải đồ sống lạnh.

Cái tên là sự gửi gắm nhiều tâm huyết và hi vọng. Tên đất, tên người là sự phản ánh một cách khá chân thực những tinh hoa, bản sắc, chiêm nghiệm. Tên phim cũng cần khơi gợi ở người xem sự đồng cảm về mặt nội dung và nghệ thuật phim. Tuy nhiên, có vẻ như các nhà sản xuất phim Việt đang đi ngược lại với tiêu chí chuẩn mực này. Việc đặt tên hú họa, dễ dãi, không có chọn lọc là một thực tế đang diễn ra ở điện ảnh Việt. Sự kiện mới nhất, trước phản ứng của dư luận, nhà sản xuất bộ phim mùa Noel 2011 Siêu sĩ, ca mẫu, nhà con học và khoa chó quyết định đổi tên thành Hoán đổi thân xác càng khẳng định thực trạng này.

Thuốc Nam dùng khi bị tiêu chảy

Đau bụng tiêu chảy, Đông y gọi là “hắc loạn”, có triệu chứng chủ yếu là nôn và tiêu chảy. Nguyên nhân chính là do ăn uống không hợp vệ sinh, hoặc do chức năng của lục phủ ngũ tạng không ổn định, suy quá hoặc thịnh quá gây ra sinh - khắc không bình thường, dẫn đến rối loạn ở bộ máy tiêu hóa. Chứng trạng thường gặp là đau đầu phát sốt, toàn thân đau mỏi, bụng đầy trướng, đau từng cơn, ợ hơi ợ chua, nôn mửa, tiêu chảy. Sau đây là một số bài thuốc Nam chữa bệnh tiêu chảy theo từng thể lâm sàng.

Liệu pháp tiêm khớp: Lời khuyên cho người bệnh khớp

Với sự ra đời rất sớm của ngành thấp khớp học, các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, để chẩn đoán và điều trị bệnh lý xương khớp thực sự không đơn giản, các bác sĩ nội khoa phải qua những khóa đào tạo chuyên ngành khớp và chuyên sâu. Kỹ thuật tiêm khớp được ứng dụng 60 năm nay. Năm 1951, Hollander nghiên cứu đầu tiên tác dụng của tiêm thấm corticoid vào khớp. Vậy ai có thể thực hiện được kỹ thuật này? Đó là các bác sĩ khớp, bác sĩ chấn thương chỉnh hình và phục hồi chức năng đều có thể ứng dụng kỹ thuật tiêm khớp trong công tác điều trị bệnh khớp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục