Nhiều nghiên cứu cho biết 90% người nhiễm virút viêm gan B sẽ khỏi hoàn toàn trong 6 tháng, 10 % còn lại là người mang mầm bệnh không triệu chứng (người lành mang virút) hoặc có biểu hiện lâm sàng. Đối với người lành mang virút viêm gan B, việc tiêm vaccin không có tác dụng nhưng việc theo dõi sức khỏe định kỳ cũng như các chỉ số về gan rất quan trọng để đề phòng virút tái hoạt động.

Người lành mang virút viêm gan B có nguy hiểm không?

Chúng ta biết rằng khi virút viêm gan B vào cơ thể người, nếu cơ thể đó chưa có miễn dịch chống virút viêm gan B thì nguy cơ bị virút tấn công là điều khó tránh khỏi. Tuy vậy, người ta thấy rằng có tới 90% người bị nhiễm virút viêm gan B sau 6 tháng sẽ khỏi hoàn toàn một cách vĩnh viễn và không để lại di chứng gì, mặc dù không cần dùng bất cứ một loại thuốc nào hoặc một tác động nào. Số 10% còn lại nhiễm virút viêm gan B hoặc có biểu hiện lâm sàng.
 
 Virút viêm gan B.
Ở người trưởng thành, viêm gan B thể nhẹ có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, rối loạn tiêu hoá (buồn nôn, nôn), nước tiểu vàng đậm. Loại biểu hiện lâm sàng nặng (viêm gan cấp tính) thì triệu chứng lâm sàng rầm rộ hơn rất nhiều như vàng da, vàng niêm mạc lòng bàn tay, bàn chân, vàng mắt, lưỡi vàng, nước tiểu sẫm màu như nước vối, có thể phân bạc màu. Muốn xác định người bị nhiễm viêm gan B trở thành viêm gan mạn tính thể người lành mang virút viêm gan B người ta phải làm các xét nghiệm bổ sung cần thiết như HBsAg dương tính, HBeAg âm tính, xét nghiệm men gan như GSOT và SGPT bình thường. Ở đây nên hiểu là khi HBsAg dương tính chứng tỏ virút viêm gan B đang tồn tại trong cơ thể người đó và vì vậy virút viêm gan B vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác bằng đường máu (tiêm chích, châm, đánh răng, cạo râu, xăm mình, cho máu mà không xét nghiệm sàng lọc HBV…) hoặc theo đường tình dục, mẹ truyền cho con.

Làm gì để tránh virút viêm gan B tái hoạt động?

Người lành mang virút viêm gan B  tạm thời virút không hoạt động cho nên không làm ảnh hưởng đến hoạt động của gan và không cần điều trị bất kỳ một loại thuốc nào. Hiện nay có khá nhiều thuốc tây y có tác dụng ức chế làm hạn chế  virút viêm gan B  phát triển, nhưng chỉ dùng cho loại viêm gan B cấp tính và mạn tính. Đối với người lành mang virút viêm gan B không cần dùng bất cứ một loại thuốc gì. Thuốc nam, thuốc bắc nếu dùng có khi còn phản tác dụng mà bản thân người sử dụng không hề biết, vì vậy sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của tế bào gan. Khi xác định bị viêm gan hoặc người lành mang virút viêm gan B thì không cần tiêm vaccin viêm gan B nữa, nói một cách khác là nếu tiêm thì thừa (vaccin vô tác dụng). Tuy vậy khi  đã trở thành người lành mang virút thì phải được kiểm tra sức khoẻ và làm các xét nghiệm định kỳ có liên quan đến virút viêm gan B như HBsAg, HBeAg, HBVDNA để được theo dõi thật chặt chẽ, đề phòng virút viêm gan B tái hoạt động.

 

                                                                    Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đội xung kích phòng chống TNXH huyện Kim Bôi với tiểu phẩm tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS.
Lãnh đạo Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel và Chi nhánh Viettel Hòa Bình trao nhà tình nghĩa cho gia đình anh Phạm Văn Toản.
Ảnh minh họa.

Ngừa biến chứng khi người cao tuổi bị sốt

Khi thời tiết thay đổi người cao tuổi, do đặc điểm sinh lý có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả dễ mắc một số bệnh như nhiễm khuẩn tại đường hô hấp, tiêu hóa… mà biểu hiện dễ nhận biết đầu tiên là sốt. Tuy nhiên, nếu không biết cách xử trí thích hợp khi người cao tuổi bị sốt có thể xảy ra một số biến chứng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ.

5 sai lầm thường gặp khi sử dụng bình sữa

Một số người có ý pha sữa đặc để trẻ bú lượng ít nhưng nhận được nhiều chất dinh dưỡng, hoặc có người lại pha loãng sữa để “mau tiêu”, hạn chế tiêu chảy… Thật ra tất cả những điều trên đều không đúng. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng như nhà sản xuất sữa đã có những nghiên cứu rất kỹ về sản phẩm sữa sau khi được pha.

Cảnh giác với thuốc cam không nhãn mác

Trong số gần 20 trẻ bị ngộ độc chì đã và đang điều trị tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhi Trung ương trong thời gian gần đây, hầu hết trẻ đều dùng thuốc cam trước đó để chữa biếng ăn, chảy dãi, viêm miệng, tưa lưỡi. Các thuốc này đều được mua theo truyền miệng.

Tích cực ứng phó với HIV/AIDS

Trong 4 năm gần đây, chúng ta liên tục giảm được số người nhiễm mới HIV, giảm số người mới chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong do AIDS. Vậy làm thế nào để duy trì bền vững được kết quả này và “ Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV”. Nhân Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 1/12/2011, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã dành cho phóng viên báo SK&ĐS cuộc trao đổi xung quanh vấn đề này.

Mai Châu: Giảm thiểu lây truyền HIV/AIDS trong nhóm đối tượng nguy cơ cao

(HBĐT) - Theo báo cáo của Sở Y tế, đến hết tháng 11/2011, lũy tích số người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn huyện Mai Châu là 304 đối tượng. Trong đó có 71 số người nhiễm HIV và 61 người mắc AIDS, cao thứ 2 trong toàn tỉnh.

Bí quyết để có được những đứa trẻ thông minh

Bí quyết để có những đứa trẻ thông minh đơn giản là sinh ra anh chị em chúng cách nhau hai năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục