Trong số gần 20 trẻ bị ngộ độc chì đã và đang điều trị tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhi Trung ương trong thời gian gần đây, hầu hết trẻ đều dùng thuốc cam trước đó để chữa biếng ăn, chảy dãi, viêm miệng, tưa lưỡi. Các thuốc này đều được mua theo truyền miệng.

Tin tưởng là thuốc gia truyền

Mới được 5 tháng tuổi nhưng bé Đỗ Phương Anh (ở Bình Giang, Hải Dương) đã phải vào viện cấp cứu. Xét nghiệm máu thấy nồng độ chì trong máu của bé rất cao. Mẹ của cháu cho biết, trước đó, cháu bị tưa lưỡi nên đi mua thuốc cam về bôi cho con. Theo chỉ dẫn của ông lang thì bôi vào lưỡi của trẻ 3 lần/ngày sau ăn no, cho đến khi khỏi. Trẻ có nuốt thuốc vào bụng cũng không việc gì. Khoảng 10 ngày sau, cháu có triệu chứng nôn nhiều lần trong ngày (kể cả khi cháu ăn hay không ăn cũng bị nôn). Đưa con đi khám ở phòng khám tư nhân, bác sĩ cũng không tìm ra bệnh nên chị đưa con lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Chị chia sẻ thêm, ở quê chị trẻ cứ cam miệng (hôi miệng), tưa lưỡi là mua thuốc cam về bôi miệng cho trẻ. Thuốc được gói bằng giấy. Những đứa trẻ khác bôi 1 toa (tương ứng với 1 thìa cà phê thuốc có giá 50.000 đồng) là khỏi. Con nhà chị bị tưa lưỡi nặng nên phải dùng tới toa thứ hai. Cứ nghĩ thuốc cam là lành và an toàn, ai dè...

Ở phòng bệnh bên cạnh, bé Nguyễn Bá Tùng, 5 tháng tuổi (Đan Phượng - Hà Nội) cũng đang điều trị do bị ngộ độc chì. Chị Hoàng Thị Chúc - mẹ của cháu cho biết, thấy cháu bị trắng ở lưỡi nên đã mua thuốc cam về bôi, được một tuần cháu có biểu hiện sốt, nôn, co giật và người lừ đừ trông rất mệt mỏi. Đến đây xét nghiệm bác sĩ cho biết, cháu bị ngộ độc chì. May mà cháu được phát hiện kịp thời. Rồi chị nhớ lại năm ngoái (năm 2010), anh của bé Tùng lúc đó được 22 tháng tuổi, chị cũng cho cháu dùng rất nhiều thuốc cam (chữa hôi miệng) và dùng trong thời gian dài, sau đó cháu cũng có các triệu chứng co giật và nôn rất nhiều... rồi dẫn đến tử vong. 

Theo điều dưỡng Hoàng Thị Nhâm, Khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhi Trung ương, thời gian gần đây, khoa đã tiếp nhận và điều trị cho 17 cháu bị ngộ độc chì, hầu hết dưới 1 tuổi. Các cháu này trước đó đã và đang dùng thuốc cam để chữa biếng ăn, chảy dãi, viêm miệng hay tưa lưỡi...

 Một trường hợp trẻ bị ngộ độc chì do dùng thuốc cam không rõ nguồn gốc.

Và hậu quả nặng nề

Theo BS. Phạm Thị Vân Anh, Khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhi Trung ương, người trực tiếp điều trị cho các cháu cho biết, hầu hết trẻ bị ngộ độc chì ở đây có hàm lượng chì trong máu rất cao, có trường hợp lên tới 206mcg chì/100ml máu, gấp 41 lần so với ngưỡng gây ngộ độc là 5mcg/100ml máu. Một số gia đình đã đem gói thuốc cam sử dụng cho con đến định lượng hàm lượng chì tại Viện Khoa học công nghệ. Kết quả cho thấy, thuốc đều có chứa hàm lượng chì cao, thậm chí có gói hàm lượng chì chiếm tới 21%.

 Trong số 17 cháu vào điều trị đã có 2 cháu tử vong, 2 cháu chuyển sang tình trạng ngộ độc mạn tính. Khi trẻ bị ngộ độc cấp tính sẽ bị tổn thương ở nhiều cơ quan, nhất là não của trẻ đang phát triển như làm tổn thương thần kinh gây nôn, co giật; gây thiếu máu, ảnh hưởng tới gan (biểu hiện men gan tăng cao), ảnh hưởng tới tim làm tim đập nhanh...

Đối với trường hợp ngộ độc chì mạn tính, trẻ sẽ bị vôi hóa trong não. Chụp CT não sẽ thấy có canxi ở vùng nhân xám, tiểu não và vùng trán. Nếu không được điều trị sẽ gây rối loạn tâm thần, chứng quên (kiểu Alzheimer), tăng huyết áp và vô sinh sau này.

Khuyến cáo của chuyên gia

Theo bác sĩ cao cấp, TTND Trần Văn Bản - Chủ tịch Trung ương Hội Đông y Việt Nam thì nguyên bản bài thuốc cam dùng cho trẻ em còn có tên là bài “Sâm linh bạch truật tán” bao gồm các vị: nhân sâm (hoặc đảng sâm), bạch linh, bạch truật, cam thảo, bạch biển đậu, hoài sơn, liên nhục, cát cánh, ý dĩ, sa nhân. Bài thuốc có tác dụng chính là bổ tỳ, tiêu thực; Nếu thêm hai vị sử quân (hạt giun) và binh lang (hạt cau) thì có thêm tác dụng khu trùng. Tuy nhiên,  tùy theo mục đích chữa bệnh hoặc theo kinh nghiệm của mình mà một số thầy thuốc Đông y có thể gia giảm thêm một số vị thuốc khác nữa theo các hướng khác nhau, như cho thêm vị thuốc có tác dụng sát khuẩn...

Việc thông tin trẻ em bị ngộ độc thuốc cam trong đó có chì có rất nhiều nguyên nhân, có thể thuốc được sản xuất bởi những dược liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, dược liệu không sạch đã bị nhiễm chì trong quá trình trồng cấy ở những vùng có hàm lượng chì cao hoặc tại vùng bệnh nhân sinh sống có hàm lượng chì trong nước cao do nước thải công nghiệp, hàng ngày bệnh nhân ăn uống mỗi ngày tích tụ một ít hoặc có những vị thuốc bản thân đã có chì như duyên đơn, hoàn đơn...

Hội Đông y Việt Nam cũng đang tìm hiểu, sẽ phối hợp với Hội Đông y ở các tỉnh, thành nơi có bệnh nhân bị ngộ độc này để xem xét cụ thể.

Để an toàn trong dùng thuốc, người bệnh cần khám chữa bệnh ở những địa chỉ tin cậy, đã được cấp phép hành nghề của Sở Y tế hay Bộ Y tế. Nếu là bài thuốc gia truyền cũng phải được Sở Y tế hay Bộ Y tế cấp phép sản xuất lưu hành.

 Các bà mẹ cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc cam cho trẻ, đặc biệt là những thuốc không có  địa chỉ, không nhãn mác...   

 

                                                                      Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục