Một số người có ý pha sữa đặc để trẻ bú lượng ít nhưng nhận được nhiều chất dinh dưỡng, hoặc có người lại pha loãng sữa để “mau tiêu”, hạn chế tiêu chảy… Thật ra tất cả những điều trên đều không đúng. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng như nhà sản xuất sữa đã có những nghiên cứu rất kỹ về sản phẩm sữa sau khi được pha.

 

Nồng độ thẩm thấu của sữa cũng như tỉ lệ cân đối giữa các thành phần trong sữa đã được tính toán gần đúng như sữa mẹ, sữa tươi để thuận lợi nhất cho sự tiêu hóa và hấp thu hoàn toàn các chất dinh dưỡng vào cơ thể, kể cả thành phần nước. Vì vậy, sữa quá đặc sẽ “khó tiêu” và “tiêu không hoàn toàn”, còn sữa loãng sẽ không đủ dinh dưỡng để nuôi trẻ. Những trường hợp phải pha sữa khác với hướng dẫn phải có chỉ định của bác sĩ, thường chỉ dùng trong thời gian ngắn với sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.

Pha sữa bột với nước quá nóng hoặc quá nguội

Thành phần của chất dinh dưỡng trong sữa được đo đạc và công bố khi sữa bột đã được pha hoàn tươi. Điều cần lưu ý là một số chất dinh dưỡng như lysin, acid folic, các vitamin nhóm B, … dễ bị hư hỏng, mất tác dụng ở nhiệt độ cao. Vì vậy, nếu bạn pha sữa nóng hơn nhiệt độ đã hướng dẫn thì sẽ mất chất. Pha sữa với nước nguội thì sữa sẽ không tan hết, sau khi trẻ bú sẽ thấy các cục sữa nhỏ đóng đầy trên thành bình mà không vào hết cho trẻ. Thường nước ấm độ 40-600C là đủ, bạn có thể pha 2/3 nước nguội với 1/3 nước sôi để có nhiệt độ trên, cho sữa vào và lắc bình nhiều lần cho sữa tan hết (không thấy sữa đóng cục trên thành bình), để sữa nguội bớt và trẻ có thể bú ngay.

Vặn nắp bình sữa quá chặt khi cho trẻ bú

Một nguyên tắc vật lý xảy ra khi sữa được mút từ bình vào miệng trẻ thì không khí từ bên ngoài phải đi vào trong bình sữa, tức là bé chỉ bú tốt khi thấy nhiều bọt sữa lớn trào lên trong bình. Nếu ta vặn nắp núm vú quá chặt thì bé sẽ phải mút rất mạnh mới lấy sữa ra được, sẽ rất tốn sức, lại bú ít và bú chậm. Trước khi cho bú, bạn nên vặn nắp núm vú lỏng ra hoàn toàn sau đó vặn ngược chiều lại vừa sít nhẹ là được. Dù trẻ bú còn ít nhưng không nên dùng bình sữa nhỏ xíu 60ml mà nên mua loại trung 140ml để trẻ dễ bú.

 Không nên vặn nắp bình sữa quá chặt trước khi cho trẻ bú.

Pha sẵn một bình đầy sữa để cho trẻ uống dần trong đêm

 

Cách này thì rất thuận tiện cho mẹ và cho... vi trùng, vì vậy sẽ không tốt cho con. Khi trẻ ngậm núm vú, nước miếng sẽ lưu lại trên núm và có thể vào trong bình sữa, vì vậy sữa sẽ bị ôi thiu nhanh hơn là khi núm vú đã tiệt trùng chưa được ngậm. Sữa là một môi trường rất tốt để vi trùng phát triển nhanh chóng. Chỉ cần 2 giờ, vi trùng sẽ sinh sản 210 lần. Tốt nhất là pha sữa vừa đủ với cữ bú của trẻ và cho bú ngay sau khi pha. Bình sữa sau khi pha chỉ để tối đa 1-2 giờ với điều kiện luộc sôi bình, kỹ thuật pha sữa đúng và trẻ chưa mút vú. Nếu trẻ đã ngậm vú thì phải bú hết trong vòng 15-30 phút.

Lưu trữ bình sữa trong tủ lạnh hoặc dùng bình ủ ấm

Bình ủ ấm chỉ có tác dụng giữ ấm lâu chứ không có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng. Việc trữ sữa trong tủ lạnh giúp kìm hãm sự  phát triển của vi trùng, nhưng không nên để lâu quá 2-3 giờ. Trước khi cho bú, bạn cần làm ấm lại bằng cách ngâm bình trong nước ấm.

Sữa là thực phẩm rất hoàn hảo, nhưng đừng để chính bình sữa mang lại bệnh tật cho trẻ. Chúc mẹ và bé vui khỏe!    

 

                                                            Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Các em học sinh trường TH TT Mai Châu tham gia tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng.
Tranh minh họa từ báo Hindustan Times (Ấn Độ).

Vaccine dại công nghệ tế bào “Made in Việt Nam”

Nguồn vaccine dại từ não chuột sơ sinh không còn được sử dụng do xảy ra phản ứng phụ, trong khi nguồn vaccine dại theo công nghệ tế bào ở nước ta hiện vẫn phải nhập chủ yếu từ Pháp. Từ thực tế đó, Th.S Nguyễn Kim Dung cùng các cộng sự tại Viện Pasteur TPHCM đã nghiên cứu và cho ra đời loại vaccine dại có chất lượng tương đương với vaccine ngoại nhập. Công trình này được nghiên cứu gần 10 năm.

Ngành y tế huyện Đà Bắc “khát” bác sĩ

(HBĐT) - Huyện Đà Bắc có 20 xã, thị trấn, nhiều xã cách xa trung tâm huyện gần 100 km, đường đi lại khó khăn. Tuyến y tế xã và phòng khám khu vực là nơi người dân có thể tiếp cận với các dịch vụ y tế một cách gần hơn, nhanh hơn. Tuy nhiên, cả huyện mới chỉ có 7 trạm y tế xã có bác sĩ, 100% đều là bác sĩ học chuyên tu từ y sĩ lên; 4 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, đạt 20% gồm: (Tân Minh, Cao Sơn, Đồng Nghê, Suối Nánh). Trong khi đó, theo phân tuyến kỹ thuật thì chỉ khi có bác sĩ mới thực hiện được một số kỹ thuật theo quy định.

Thu hồi 3 loại thực phẩm chức năng không an toàn

Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản yêu cầu thu hồi 3 loại thực phẩm chức năng không đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Giải bài toán quá tải bệnh viện - Siết chuyển viện, nhập viện

Được xem là một trong những vấn đề nhức nhối và bức xúc của xã hội, tình trạng quá tải bệnh viện đang là gánh nặng đè lên người bệnh, ngành y tế TPHCM nói riêng và cả nước nói chung. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng khẳng định đây là một trong 7 vấn đề trọng tâm mà bà phải dốc sức tìm lời giải. Ngày 28-11, bà Kim Tiến và lãnh đạo các vụ, cục của bộ này đã khảo sát tình hình quá tải bệnh viện ở TPHCM, tìm nguyên nhân và giải pháp.

Gần 90 người được phẫu thuật mắt miễn phí

(HBĐT) - Ngày 26/11, Bệnh viện mắt Quốc tế - DND phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh phẫu thuật mắt miễn phí cho gần 90 người có các bệnh, tật về mắt tại Hà Nội.

Các loại bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm trong ngành y tế

(HBĐT) - Ngành Y tế có những bệnh nghề nghiệp: bệnh do tuyến X và các chất phóng xạ (thời gian bảo đảm 7 ngày - 15 năm), bệnh lao nghề nghiệp (thời gian bảo đảm 6 tháng đến 1 năm), bệnh viêm gan virut nghề nghiệp (thời gian bảo đảm từ 6 tháng - 5 năm).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục