Ké đầu ngựa còn gọi là thương nhĩ, phát ma, mác nháng, là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên đất nước ta. Tên khoa học: Xanthium strumarium L., thuộc họ cúc (Asteraceae). Bộ phận dùng làm thuốc là quả già (tên thuốc là thương nhĩ tử) và các bộ phận trên mặt đất.

Theo Đông y, ké đầu ngựa vị ngọt, tính ôn, ít độc. Vào kinh phế. Có tác dụng trừ thấp tiêu phong; nhất là thông mũi do bị tắc, sát khuẩn. Dùng cho các trường hợp đau đầu, tắc ngạt mũi, viêm xoang mũi dị ứng xuất tiết; viêm mũi họng, đau nhức răng; đau co quắp tay chân, lở ngứa, viêm da dị ứng. Liều dùng: 6 - 12g. Sao vàng trước khi dùng để tránh kích ứng dạ dày- ruột, mẩn ngứa ngoài da.

Ké đầu ngựa được dùng làm thuốc trong các trường hợp:

Trừ thấp, giảm đau: Ké đầu ngựa 8g. Sắc uống trong ngày. Ngoài ra còn dùng chữa nhức đầu do cảm lạnh.

Tuyên phế (giúp hô hấp), lỗ mũi tắc không thông, chảy nước mũi, viêm mũi, viêm xoang mũi: ké đầu ngựa 8g, tân di 8g, bạch chỉ 12g, bạc hà 4g. Sắc uống.

Trị lên sởi, ngứa phát ban, mụn lở loét: quả ké 250g, sao, nghiền thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g.

Tiêu phong, khỏi ngứa: ké đầu ngựa 8g, địa phu tử 8g. Sắc uống.          

Một số món ăn – bài thuốc có ké đầu ngựa:

Cháo thương nhĩ tử: thương nhĩ tử tươi 6g giã nát, cho nước vào khuấy đều, để 15 phút sau đó lọc qua gạc lấy nước, thêm một tô cháo, đặt trên bếp khuấy đều đến khi sôi là được. Dùng cho các trường hợp viêm kết mạc mắt, ù tai, điếc tai.

Canh trứng gà nước thương nhĩ tử: thương nhĩ tử tươi 90g, trứng gà 2 - 3 quả.  Thương nhĩ giã nát, cho nước sôi ép vắt lấy nước, đập trứng gà  vào, đem nấu lại cho chín. Ăn trứng và uống nước canh trước lúc phát cơn sốt rét. Dùng cho các trường hợp sốt rét và các bệnh có cơn rét run, sốt.

Cháo thương nhĩ, bạch chỉ: thương nhĩ tử 20g, bạch chỉ 6g, hoàng kỳ 30g, kinh giới 10g, tế tân 4g, gạo tẻ 60g, đường trắng lượng thích hợp. Đem các dược liệu nấu lấy nước, nấu với gạo tẻ, khi cháo được thêm đường, ngày ăn 1 lần, mỗi đợt 7 - 10 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm xoang mũi họng, đau nhức đầu tắc mũi, ngạt mũi.

Lê ướp đường phèn, thương nhĩ tử: thương nhĩ tử 10g, lê 2 quả, đường phèn lượng thích hợp. Lê rửa sạch thái lát, cho đường phèn và thương nhĩ tử vào. Đun cách thủy cho chín lê, cho ăn. Mỗi ngày 1 lần, mỗi đợt dùng 7 ngày. Dùng cho các trường hợp viêm mũi viêm xoang dị ứng xuất tiết.

Kiêng kỵ: Người huyết hư không được dùng. Uống thuốc quá liều dễ gây ngộ độc nên khi dùng cần nắm vững liều lượng. Không dùng quả có hạt đã nảy mầm.

 

                                                     Theo Báo SKĐS 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục