Mục đích của điều trị thuốc kháng virut (ARV) cho trẻ em nhiễm HIV nhằm ức chế sự nhân lên của virut và kìm hãm lượng virut trong máu ở mức thấp nhất; Phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội; Cải thiện chất lượng sống và tăng khả năng sống sót ở trẻ; Duy trì sự phát triển bình thường cho trẻ cả về thể chất và trí tuệ.

Điều trị ARV là một phần trong tổng thể các dịch vụ chăm sóc, dinh dưỡng, hỗ trợ y tế, tâm lý và xã hội cho trẻ nhiễm HIV/AIDS. Bất cứ phác đồ điều trị nào cũng phải có ít nhất 3 loại thuốc. Cần chú ý, điều trị ARV là điều trị suốt đời nên trẻ cần phải tuân thủ điều trị tuyệt đối để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh kháng thuốc.

 Cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị ARV cho trẻ nhiễm HIV. Ảnh: TL

Phác đồ điều trị sửa đổi

Theo hướng dẫn mới nhất ngày 02/11/2011 của Bộ Y tế, đối với trẻ dưới 24 tháng tuổi đã từng tiếp xúc với NVP hoặc EFV (Efavirenz) do mẹ điều trị thuốc kháng virut hoặc sử dụng thuốc kháng virut để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con dùng AZT + 3TC + LPV/r.

Đối với trẻ dưới 24 tháng tuổi không có hoặc không rõ tiền sử tiếp xúc với NVP hoặc EFV do mẹ điều trị thuốc kháng virut hoặc sử dụng thuốc kháng virut để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con dùng AZT + 3TC + NVP.

Đối với trẻ từ 24 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi dùng AZT/d4T (Stavudine) + 3TC + NVP.

Đối với trẻ trên 36 tháng tuổi dùng AZT +3TC + NVP/EFV.

Trong trường hợp không sử dụng được AZT thay bằng ABC (Abacavir). Nếu có chống chỉ định với ABC thì thay bằng d4T.

Một số điểm cần lưu ý

Trẻ được điều trị bằng thuốc kháng virut cần được tái khám và phát thuốc định kỳ 1 - 2 tháng/lần. Khi bắt đầu điều trị trẻ cần được tái khám sớm để được tư vấn, hỗ trợ tuân thủ và theo dõi các tác dụng phụ của thuốc. Khi đã đảm bảo trẻ tuân thủ điều trị và dung nạp thuốc tốt, lâm sàng cải thiện, thì thời gian giữa các lần tái khám có thể dài hơn.

Khi phát hiện ra việc quên cho trẻ uống thuốc theo lịch thì điều đầu tiên là phải cho trẻ uống ngay liều thuốc vừa quên. Tiếp theo tính thời gian uống liều kế tiếp theo lịch như thường lệ:

- Nếu thời gian đến liều uống kế tiếp còn trên 4 tiếng, cho trẻ uống liều đó vào đúng thời gian theo lịch như bình thường.

- Nếu thời gian đến liều uống kế tiếp còn dưới 4 tiếng, không được cho trẻ uống liều kế tiếp theo lịch cũ  mà phỉa đợi trên 4 tiếng mới cho uống.

- Nếu quên cho trẻ uống hơn 2 liều trong một tuần, hãy báo cho bác sĩ của trẻ để được hướng dẫn.         

 

                                                  Theo Báo SKĐS  

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục