Hội chứng thắt lưng hông là tổn thương phối hợp của bệnh lý cột sống thắt lưng và bệnh của dây thần kinh hông to (thần kinh tọa). Những ngày trời rét và ẩm thường làm bệnh trở nặng.

Các bệnh gây ra hội chứng thắt lưng hông

Về mặt giải phẫu, đoạn cột sống thắt lưng có các rễ thần kinh tủy sống quan hệ về chức năng và bệnh lý chặt chẽ với nhau, gồm các rễ thắt lưng L1, L2, L3, L4, L5. Khi cột sống hoặc đĩa đệm có những tổn thương thì các rễ thần kinh này cũng dễ bị tổn thương theo. Các bệnh dễ gây ra hội chứng thắt lưng hông gồm: thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng cùng; thoái hoá đĩa đệm ở người cao tuổi; trượt đốt sống (spondylolisthesis): do bẩm sinh hoặc chấn thương, hay kèm với thoái hoá cột sống; viêm đốt sống; chấn thương: trực tiếp vào dây thần kinh tọa, gãy xương cột sống thắt lưng, gãy xương chậu; viêm cột sống do vi khuẩn như tụ cầu, trực khuẩn lao…

 Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Biểu hiện bệnh với nhiều triệu chứng 

Một người đã bị tổn thương cột sống do một trong các bệnh lý nói trên, khi bị hội chứng thắt lưng hông thường biểu hiện hai hội chứng phối hợp là hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh, trong đó mỗi hội chứng gồm nhiều triệu chứng.

Hội chứng cột sống gồm các triệu chứng: đau cột sống thắt lưng có thể xuất hiện đột ngột hoặc sau một chấn thương, nhưng cũng có thể xuất hiện từ từ, mà người ta gọi là bán cấp hoặc mạn tính. Tính chất đau là thường chỉ đau ở những đốt sống nhất định, có thể đau dữ dội, hoặc chỉ đau âm ỉ. Khi khám ấn trên mỏm gai các đốt sống bệnh nhân sẽ thấy đau chói ở các đốt sống bị bệnh. Cột sống bị biến dạng: thay đổi đường cong sinh lý, giảm ưỡn, mất ưỡn cột sống thắt lưng hoặc cong đảo ngược có nghĩa là cột sống thắt lưng không ưỡn như bình thường mà lại gù và lệch vẹo cột sống. Giảm biên độ hoạt động của cột sống thắt lưng: các động tác cúi, ngửa, nghiêng, xoay cột sống đều bị hạn chế.

 Trượt đốt sống - một nguyên nhân gây hội chứng thắt lưng hông.
Hội chứng rễ thần kinh: đau rễ thần kinh, đau lan dọc theo đường đi của rễ thần kinh, đau nhức buốt như bị mưng mủ. Khi nghỉ ngơi thì hết đau hoặc giảm đau rõ rệt. Đau tăng khi đi, đứng, ho hoặc hắt hơi... Có khi bị đau liên tục dù ở tư thế nào cũng vẫn đau. Vì đau bệnh nhân giảm các khả năng đi lại, lao động và sinh hoạt. Có thể tìm thấy các dấu hiệu căng rễ thần kinh: ấn trên đường cạnh sống, ngang điểm giữa của khe gian đốt bệnh nhân thấy đau.
 
Tìm một số điểm đau: thống điểm Valleix là ấn ở điểm giữa nếp lằn mông thì bệnh nhân đau; dấu hiệu Déjerine dương tính là khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi thì đau tăng. Bệnh nhân còn cảm thấy bị rối loạn cảm giác da dọc mặt ngoài đùi xuống cẳng chân tới mắt cá ngoài, mu bàn chân và ngón chân hoặc mặt sau đùi, cẳng chân, tới gót chân và gan bàn chân. Rối loạn vận động: bệnh nhân không đi xa được do đau mà phải nghỉ từng đoạn đỡ đau mới đi tiếp được. Yếu cơ nên gấp bàn chân về phía mu khó khăn hoặc khó duỗi thẳng bàn chân. Rối loạn phản xạ: giảm hoặc mất phản xạ gân gót.
 
Rối loạn thần kinh thực vật: nhiệt độ da giảm, rối loạn tiết mồ hôi, mất phản xạ dựng lông, lông chân khô dễ gẫy, teo cơ. Cột sống bị vẹo một bên và mất đường cong sinh lý, ưỡn ra trước ở vùng thắt lưng; thân và xương chậu nghiêng về bên đối diện với chân đau, thân hơi gập ra trước, mông bên đau xệ xuống, cơ cạnh cột sống co cứng. Chụp Xquang, chụp cắt lớp hay cộng hưởng từ thấy tổn thương và xác định được tổn thương thoát vị đĩa đệm.
 Hình ảnh thoát vị đĩa đệm.

Những điểm chú ý trong điều trị và phòng bệnh

 

Bệnh nhân bị tổn thương hội chứng thắt lưng hông cần có chế độ nghỉ ngơi tuyệt đối trong trường hợp nặng, nên nằm giường cứng, tránh nằm võng hay ngồi ghế xích đu, tránh vận động mạnh như xoay người đột ngột, chạy nhảy, cúi gập người... Thầy thuốc có thể dùng nhiều phương pháp thích hợp để điều trị cho từng bệnh nhân: phương pháp vật lý trị liệu như kéo giãn cột sống, nắn cột sống, thể dục trị liệu, dùng đèn hồng ngoại, sóng ngắn, đắp sáp nến...
 
Sử dụng các loại thuốc giảm đau như: aspirin, kháng viêm không steroid, phong bế rễ thần kinh ngoài màng cứng hay trong màng cứng bằng corticoid hay novocain kết hợp với vitamin B12. Thuốc giãn cơ như myolastan, thuốc an thần như seduxen, mimoza, các vitamin nhóm B liều cao kết hợp với acid folic. Điều trị nguyên nhân như dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn. Phẫu thuật trong các trường hợp: thể liệt, hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống thắt lưng, đau không thể chịu được mặc dù đã dùng thuốc giảm đau hoặc hay tái phát.  
 
Phòng bệnh tốt nhất là định kỳ khám sức khỏe để phát hiện sớm và điều trị triệt để các bệnh là nguyên nhân gây hội chứng thắt lưng hông. Giữ ấm cơ thể trong những ngày trời rét và độ ẩm cao để bệnh không tăng nặng. Đảm bảo dinh dưỡng tốt, tăng cường ăn rau xanh và trái cây chín các loại. Có thể bổ sung thêm vitamin tổng hợp nhóm B như B1, B6, B12. Tránh lao động nặng và vận động mạnh ở vùng thắt lưng và hai chân. 
 
 
                                                               Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Nhân viên y tế dễ mắc bệnh do yếu tố nhiễm khuẩn, lây chéo từ bệnh nhân.  ảnh chụp tại phòng điều trị bệnh nhi tiêu chảy - Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Không có hình ảnh

Đừng lạm dụng siêu âm thai!

“Siêu âm không giúp phát hiện ra các tình trạng nguy hiểm của thai nhi cũng như của mẹ. Siêu âm chỉ mang tính tả cảnh, giúp theo dõi chính xác tình trạng của thai nhi hơn”, BS Lê Thị Chu, Giám đốc chuyên môn của Bệnh viện Phụ sản An Thịnh, cho biết.

120 cơ sở vi phạm quy định về hành nghề y dược

(HBĐT) - Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực y tế, từ đầu năm đến nay, Sở Y tế tỉnh đã tiến hành thanh, kiểm tra 183 cơ sở hành nghề Dược trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra đã phát hiện 120 cơ sở vi phạm, chiếm 65,57%.

171 tỷ đồng chi khám chữa bệnh cho người có bảo hiểm y tế

(HBĐT) - Năm 2011, toàn tỉnh có 660.000 người tham gia BHXH, BHYT, chiếm 82% dân số. Tổng số tiền thu BHXH, BHYT đạt 610 tỷ đồng, chi cho BHXH, BHYT đạt 622,3 tỷ đồng.

Vì sao cần cho bé bú ngay sau khi sinh?

Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) cần được hiểu như một vấn đề sức khoẻ cộng đồng, cần có một chiến lược thúc đẩy mạnh mẽ và mỗi bà mẹ khi sinh con đều có hiểu biết đúng, thực hành tốt về NCBSM sẽ là biện pháp nhằm tăng cường sức khoẻ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và bệnh tật ở trẻ.

Ké đầu ngựa chữa viêm xoang, lở ngứa

Ké đầu ngựa còn gọi là thương nhĩ, phát ma, mác nháng, là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên đất nước ta. Tên khoa học: Xanthium strumarium L., thuộc họ cúc (Asteraceae). Bộ phận dùng làm thuốc là quả già (tên thuốc là thương nhĩ tử) và các bộ phận trên mặt đất.

Ðể giảm căng thẳng trong học tập

Có nhiều phương pháp để khắc phục tình trạng trên, cả dùng thuốc và không dùng thuốc. Trước hết phải bằng mọi cách đảm bảo đủ giờ ngủ cho cháu. Đây là phương pháp đầu tiên và cũng là quan trọng nhất giúp cháu có thời gian hồi phục chức năng của não bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục