Sữa mẹ là thức ăn đầu tiên và tốt nhất đối với trẻ trong 6 tháng đầu, nhưng sau 6 tháng do trẻ phát triển nhanh, nhu cầu dinh dưỡng đòi hỏi cao hơn vì thế để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng, ngoài sữa mẹ, trẻ cần được bổ sung (ăn sam hay ăn dặm).

 

Ăn bổ sung hợp lý là gì? Đó là cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ như bột, cháo, cơm, hoa quả, hợp lý theo thời điểm, hợp lý theo đúng độ tuổi, hợp lý về số lượng, chất lượng, cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng và được chế biến theo đúng phương pháp.

Khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung?

Từ tháng thứ 6 trở lên do nhu cầu năng lượng cao hơn mà sữa mẹ không đủ cung cấp, vì vậy, ngoài sữa mẹ nên cho trẻ ăn bổ sung giúp trẻ phát triển, hoạt động tốt và khoẻ mạnh. Sau 6 tháng, hệ tiêu hoá của trẻ đã phát triển tương đối hoàn thiện, để trẻ có thể tiêu hoá được một số loại thức ăn, vì thế thời điểm này thích hợp để cho trẻ ăn bổ sung.

Khi trẻ ăn bổ sung, có nghĩa là bé tập làm quen với thức ăn mới (thịt, trứng, cá, rau…) và cách cho ăn, từ bú mẹ đến ăn bằng thìa, từ thức ăn hoàn toàn lỏng là sữa đến thức ăn đặc hơn, vì thế các bà mẹ cần kiên trì tập cho con quen dần theo nguyên tắc từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều. Trong vài ngày đầu khi mới ăn nên cho ăn bột loãng sau đó đến bột đặc mềm, ăn từ ít vài ba thìa rồi tăng lên nửa bát, một bát theo lứa tuổi. Tập cho trẻ làm quen với từng loại thức ăn, nhất là khi cho trẻ ăn thức ăn mới.
 
 Trẻ cần được ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm.
Khi chế biến thức ăn đảm bảo mềm dễ nhai, dễ nuốt và thường xuyên thay đổi   các loại thực phẩm trong mỗi bữa ăn như sáng ăn bột thịt, trưa ăn bột cá, tối ăn bột  trứng… hợp với khẩu vị của trẻ, như vậy không những  cung cấp đủ chất dinh dưỡng mà lại kích thích trẻ ăn ngon miệng, không bị biếng ăn. Hiện nay, nhất là ở các thành phố lớn, các bà mẹ thường cho con ăn quá nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa…), nhưng lại thiếu chất bột đường, rau xanh, hoa quả, vì thế bữa ăn của trẻ không đủ năng lượng, vitamin và chất khoáng.
 
Nhiều bà mẹ thường cho con ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn, như vậy sẽ làm trẻ ăn ít do chất ngọt làm tăng đường huyết gây ức chế dịch vị làm trẻ chán ăn, bỏ bữa. Cần xoá bỏ quan niệm cho rằng, trẻ ăn cơm sớm sẽ cứng cáp hoặc ăn nước xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương hoặc chỉ cho trẻ ăn nước ninh, nước luộc.

Do trẻ cần rất nhiều chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu lớn và phát triển của cơ thể. Vì thế, thức ăn bổ sung của trẻ cần đảm bảo cung cấp năng lượng, đủ các chất dinh dưỡng. Muốn vậy, mỗi bữa ăn bổ sung cần có 4 nhóm thực phẩm sau:

- Nhóm chất đạm: nguồn động vật (thịt, cá, trứng, sữa…), nguồn thực vật (đậu, đỗ, vừng/mè, lạc/đậu phộng…).

- Nhóm chất bột: gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn…

- Nhóm chất béo: dầu, mỡ, bơ.

- Nhóm cung cấp vitamin, chất khoáng: rau, quả, đặc biệt các loại rau có màu xanh thẫm (rau ngót, rau muống, rau dền, mồng tơi, rau cải... và các loại quả có màu vàng (đu đủ, xoài, hồng, chuối...).

Số lượng bữa ăn bổ sung:

- Số lượng bữa ăn và số lượng của mỗi bữa bổ sung của trẻ trong ngày tuỳ thuộc vào lứa tuổi.

- Trẻ 6 - 7 tháng: Bú mẹ là chính, bổ sung 1-2 bữa bột và nước quả.

- Trẻ 8 - 9 tháng: Bú mẹ, 2 - 3 bữa bột đặc, nước quả hoặc hoa quả nghiền.

- Trẻ 10 - 12 tháng: Bú mẹ, 3 - 4 bữa bột đặc hoặc cháo, hoa quả nghiền.

- Trẻ 1 - 2 tuổi : Bú mẹ, 3 bữa chính (cháo), 2 bữa phụ, hoa quả.

- Trẻ 2 - 3 tuổi: 3 bữa chính (cơm nát), 2 bữa phụ, hoa quả.

Trẻ trên 1 tuổi nếu không được bú mẹ, nên cho trẻ uống thêm 500ml sữa bò hoặc sữa đậu nành.

Từ 3 tuổi trở lên cho trẻ ăn cơm như người lớn nhưng phải được ưu tiên thức ăn (thức ăn nấu riêng) và cho ăn thêm 2 bữa phụ: cháo, phở, bún, súp, sữa.

Cách cho trẻ ăn:

Khi trẻ mới tập ăn bổ sung, trẻ cần được học “cách ăn”. Cách chăm sóc bữa ăn cho trẻ quan trọng là thái độ và thực hành của bà mẹ và người chăm sóc trẻ. Dạy trẻ học ăn bằng cách khuyến khích, kiên trì, giúp đỡ để tạo không khí ăn uống. Tránh không nên ép buộc trẻ ăn, gây không khí căng thẳng, ồn ào khi ăn.

 Muốn biết trẻ đã được ăn uống đúng và đủ chưa, cần theo dõi cân nặng của trẻ trên biểu đồ phát triển hàng tháng, nếu trẻ lên cân đều đặn tương ứng với kênh A trên biểu đồ là trẻ đã được nuôi dưỡng tốt. Còn không lên cân hoặc tụt cân thì có thể trẻ bị bệnh hoặc nuôi dưỡng không đúng. Cần tìm nguyên nhân can thiệp sớm.

Bé lớn lên hàng ngày với sự thương yêu, nuôi dưỡng và chăm sóc của cha mẹ , người nuôi trẻ, với mong muốn “Trẻ em hôm nay, Thế giới ngày mai”, thì chúng ta cần quan tâm tới trẻ ngay từ bữa ăn đầu đời.            

 

                                                                    Theo SKĐS

Các tin khác

Thành phố Hoà Bình ra quân hưởng ứng ngày Dân số Việt Nam 26/12.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kiểm tra thực phẩm bày bán tại chợ Kim Biên, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Nấm thủy sâm có thật là thần dược?

“Uống thủy sâm Kombucha Nhật Bản có thể sống đến… 130 tuổi mà vẫn “sung mãn”, thậm chí cơ thể không hề có nếp nhăn và vẫn sinh con như thường”, bà H. (trú đường Nguyễn Thị Thập, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) “mắt tròn, mắt dẹt” trước những thông tin về một loại “thần dược” được người quen quảng cáo nhằm bán sản phẩm này cho gia đình bà sử dụng...

Ngưu bàng tử mát họng, giảm đau

Theo Đông y, ngưu bàng tử có vị cay, đắng, tính hàn; vào kinh phế và vị; có tác dụng trừ phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc, thông phổi, làm mọc ban chẩn, tiêu thũng và sát khuẩn. Có công dụng chữa cảm cúm, thông tiểu và chữa sốt, chữa sưng vú, cổ họng sưng đau, viêm phổi, viêm tai, thúc mụn nhọt tràng nhạc nhanh vỡ và khỏi. Liều dùng: 6 -12 g dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các thuốc khác.

Ăn uống thanh lọc cơ thể

Suốt năm này qua tháng nọ bề bộn với công việc, ăn uống không đúng cách cộng với ô nhiễm bên ngoài có thể khiến cơ thể trì trệ. Trước khi nghĩ đến dùng thuốc nhuận trường, giải nhiệt, lọc gan...; bạn hãy dùng thực phẩm có tính năng thanh lọc.

Tập huấn phòng, chống bệnh tê tê say say cho 120 y tế thôn bản

(HBĐT) - Trong 2 ngày 16 – 17/12, Trung tâm YTDP tỉnh đã tổ chức lớp tập huấn phòng, chống dịch bệnh cho 21 y tế, thôn bản huyện Lạc Sơn, trong đó trọng tâm là cách truyền thông phòng, chống hội chứng viêm nhiều dây thần kinh có liên quan đến vitamin B1 (bệnh tê tê say say). Ngoài lớp tập huấn này, trong tháng 12/2011, Trung tâm đã tổ chức tập huấn cho 99 y tế thôn bản các xã đã và đang có có các ca bệnh tê tê say say.

Thực chất về “thần dược” RECOTUS

Gần đây, nhiều học sinh tại TP.Hồ Chí Minh rỉ tai nhau rằng Recotus là một loại thuốc khi uống vào sẽ tạo nên sự hưng phấn, thông minh, không lo sợ trong lúc trả bài. Vậy thực chất Recotus là thuốc gì ?

Những triệu chứng bệnh tim ở phụ nữ tuổi mãn kinh

Do tác dụng bảo vệ của hoóc môn nữ tính ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh giảm xuống nên khả năng mắc bệnh tim sẽ tăng lên rất nhiều.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục