Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều. Cũng có thể do dùng thuốc uống, thuốc tiêm dẫn đến quá mẩn gây ra. Còn dị ứng mãn tính, thường vì gan không khỏe, suy yếu lâu hóa nhiệt, hoặc vì có bệnh mãn tính như ký sinh trùng ở ruột, viêm thận, viêm gan, kinh nguyệt không đều...
Một vài phương thuốc
Những người hay bị dị ứng ngoài da, có thể dùng các món ăn bài thuốc dưới đây để chữa trị:
- Dùng 100g lá hoa đỗ quyên còn tươi rửa sạch đem sắc (nấu) lấy nước dùng (uống) và rửa bên ngoài.
- Đậu xanh, đậu tương (mỗi loại cùng 100g) đem nghiền nhỏ, rồi cho cùng nước vào nồi nấu chín, cho đường vào để dùng hết trong ngày.
|
- Vỏ bí đao (khoảng 20g), hoa cúc vàng 15g, thược dược đỏ 12g và một ít mật ong vừa dùng. Lấy vỏ bí đao, hoa cúc vàng, thược dược đỏ cho vào nồi, đổ nước vào nấu để lấy nước, rồi cho mật ong vào. Mỗi ngày uống 1 lần, dùng 7 ngày là một liệu trình. Phương thuốc này có tác dụng trừ gió thanh nhiệt, phòng chữa dị ứng ngoài da.
- 150g lá hẹ, 50g lá hành, rượu trắng 30 ml, đem cả 3 nấu với nước, chia làm hai lần dùng trong ngày.
|
- Thân cây đu đủ 30g, đem nấu lấy nước dùng trong ngày.
- Dùng 10g hoa quế nấu lấy nước uống.
- Lá khổ qua, lá mướp, nước mật của cá trắm đen, cây cải dầu vừa đủ. Lấy lá khổ qua và lá mướp phơi khô, cắt nhỏ và nghiền thành bột nhỏ, rồi trộn cùng với mật cá trắm đen, sau đó trộn đều với cây cải dầu đắp lên vùng da bị dị ứng.
- Vỏ táo chua, vỏ nhãn (lượng bằng nhau) đem sắc lấy nước rửa chỗ da bị dị ứng.
- Dùng lá trà (chè), vỏ cam, cam thảo, nấu lấy nước để rửa vùng da bị dị ứng.
Theo ThanhNien
(HBĐT) - Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong triển khai kế hoạch, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở thiếu nhưng trong những năm qua, được sự chỉ đạo cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành DS – KHHGĐ đã đạt được những thành tích đáng kể.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa có chuyến công tác kiểm tra tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tại TP.HCM. Chuyến công tác nhằm tăng cường chỉ đạo “siết” chặt việc thanh, kiểm tra chất lượng ATVSTP cuối năm và hoàn thiện hệ thống giám sát trong lĩnh vực này.
Bé Nguyễn Mai D., 20 ngày tuổi, nhà ở xã Binh Đức, huyện Châu Thành, Tiền Giang được mẹ đưa đi khám vì rốn bị sưng. Sau khi mở băng rốn cho bé, bác sĩ nhìn thấy phía ngoài miếng gạc băng rốn dính nhiều dịch màu nâu xám lẫn những hạt trắng, có mủ nhầy.
Những công bố khoa học mới đây cho thấy, cứ 100 người uống và nghiện rượu thì có khoảng 90% người bị bệnh gan. Thông tin này rất đáng để những người “uống rượu thay cơm” phải giật mình.
“Uống thủy sâm Kombucha Nhật Bản có thể sống đến… 130 tuổi mà vẫn “sung mãn”, thậm chí cơ thể không hề có nếp nhăn và vẫn sinh con như thường”, bà H. (trú đường Nguyễn Thị Thập, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) “mắt tròn, mắt dẹt” trước những thông tin về một loại “thần dược” được người quen quảng cáo nhằm bán sản phẩm này cho gia đình bà sử dụng...
Theo Đông y, ngưu bàng tử có vị cay, đắng, tính hàn; vào kinh phế và vị; có tác dụng trừ phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc, thông phổi, làm mọc ban chẩn, tiêu thũng và sát khuẩn. Có công dụng chữa cảm cúm, thông tiểu và chữa sốt, chữa sưng vú, cổ họng sưng đau, viêm phổi, viêm tai, thúc mụn nhọt tràng nhạc nhanh vỡ và khỏi. Liều dùng: 6 -12 g dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các thuốc khác.