Một trường hợp ngộ độc được cấp cứu ở BV Chợ Rẫy TP.HCM.

Một trường hợp ngộ độc được cấp cứu ở BV Chợ Rẫy TP.HCM.

Báo Sức khỏe&Đời sống đã có nhiều bài phản ánh thực trạng lạm dụng thuốc trừ sâu (TTS) trong sản xuất nông nghiệp nhằm bảo vệ năng suất cây trồng đã trở nên đáng báo động. Nguy hại chính ở chỗ việc dùng TTS không kiểm soát liều lượng dẫn tới việc sâu hại “nhờn” thuốc theo thời vụ, người trực tiếp phun thuốc không có bảo hộ lao động bị ngộ độc từ chính những lọ TTS đang dùng.

 

Phun thuốc… cụt chân!

Ghi nhận của phóng viên tại các hộ trồng rau màu trên cánh đồng xã Tây Tựu (Từ Liêm) hay tại một số xã chuyên sản xuất cây trồng ngắn ngày ở Quốc Oai, Đông Anh, Sóc Sơn (Hà Nội)… cho thấy, người dân coi việc sử dụng TTS là một quy trình không thể thiếu trong sản xuất nông vụ. Ông Trương Bá Đỉnh, đội 4 thôn Đồng Lạc (Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, thường mỗi vụ lúa gia đình ông sử dụng không dưới 20 lọ TTS (gần 1 lít - PV) các loại. Riêng với vụ rau màu, TTS được phun liên tục đến cận ngày thu hoạch với số lượng được tính bằng… thùng! Ấy vậy mà theo ông thì có vẻ sâu hại chẳng giảm, trái lại càng ngày càng nhiều sau mỗi vụ. Bà Nguyễn Thị Huệ ở Tây Tựu cho hay: Gia đình có trên 3 sào ruộng chuyên dùng để trồng rau quanh năm nên việc dùng TTS là thường xuyên. Việc phun thuốc diễn ra gần như liên tục trong thời gian sinh trưởng của cây rau nhằm tránh sâu hại. Tuy nhiên khi được hỏi liệu việc sử dụng như vậy khiến sản phẩm rau, củ, quả nhiễm TTS hay không thì bà Huệ không trả lời.

Việc người dân sử dụng TTS tràn lan như trên theo lý giải của một cán bộ làm công tác khuyến nông ở Sóc Sơn cho biết, đó là theo thói quen. Vị này lý giải, hầu hết các hộ dân làm nông nghiệp đều sử dụng TTS như một “bảo bối” để bảo vệ năng suất cây trồng chứ không mấy quan tâm đến việc TTS có gây hại cho người trực tiếp phun và hệ thiên địch xung quanh hay không. Phần lớn người phun TTS đều thực hiện việc pha thuốc theo cảm tính và kinh nghiệm. Đặc biệt họ không cần bất kỳ loại bảo hộ lao động nào. Nếu có cũng chỉ là một tấm khăn mỏng để bịt mũi. Không ít trường hợp người phun thuốc bị dị ứng da, thậm chí “say” thuốc do hít phải lượng lớn TTS đang phun. Ông Trương Bá Đỉnh chỉ cho phóng viên thấy một ngón chân cái của ông bị cắt cụt do một lần đi phun TTS không may dẫm phải lọ TTS vứt bỏ tại ruộng. Hậu quả ngón chân bị hoại tử, các bác sĩ phải cắt bỏ ngón chân đó để cứu tính mạng ông.

Còn dễ mua, còn ngộ độc!

Hiện nay các loại TTS được bán công khai, ai cũng có thể mua với số lượng không hạn chế. Chính vì được sử dụng quá rộng rãi mà số ca ngộ độc do TTS có chiều hướng gia tăng. Ngay tại Trung tâm Chống độc - BV Bạch Mai, trong vòng 2 năm qua đã tiếp nhận đến 130 bệnh nhân vào điều trị, trong đó gần 30% tử vong. Đó là chưa kể những trường hợp quá nặng, người nhà bệnh nhân xin về và những trường hợp tử vong từ tuyến dưới khi chưa kịp chuyển lên tuyến trên hoặc tử vong ngay trên đường đi cấp cứu.

 Việc lạm dụng thuốc trừ sâu sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ cả về kinh tế và sức khỏe.

Vấn đề này cũng được phóng viên báo Sức khỏe&Đời sống trao đổi với ông Vương Trường Giang, Trưởng phòng Quản lý thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), Cục Bảo vệ thực vật được biết: Việc kinh doanh (KD) TTS đều thuộc danh mục thuốc BVTV, là mặt hàng KD có điều kiện. Những đại lý, cửa hàng KD mặt hàng này ngoài giấy phép KD thông thường còn cần phải có giấy phép KD thuốc BVTV do Chi cục BVTV địa phương cấp. Trước khi được cấp giấy phép này, người KD phải tham gia khóa đào tạo 3 tháng về thuốc BVTV. Hiện nay chỉ tính riêng khu vực miền Bắc có tới trên 20.000 cơ sở KD buôn bán thuốc BVTV. Ngoài ra ở các địa phương, có rất nhiều hộ KD tự phát theo mùa vụ. Họ có thể mua vài chục chai thuốc BVTV, lưu cất ở trong quán hàng, ai cần thì họ bán. Vả lại tâm lý người nông dân “tiện đâu mua đấy” nên công tác quản lý gặp khá nhiều khó khăn. Ngay cả việc người dân dùng xong vứt bừa bãi vỏ, túi đựng hoá chất này ra môi trường cũng cần phải có chế tài xử lý.  

 

                                                                    Theo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục