Các điều dưỡng khoa hồi sức cấp cứu (Bệnh viện đa khoa tỉnh)  ân cần chăm sóc bệnh nhân bị suy thận trong thời điểm gần năm mới.

Các điều dưỡng khoa hồi sức cấp cứu (Bệnh viện đa khoa tỉnh) ân cần chăm sóc bệnh nhân bị suy thận trong thời điểm gần năm mới.

(HBĐT) - Thời khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, dù ai đi học tập, công tác ở bất cứ nơi đâu đều mong muốn xum họp cùng gia đình, người thân ở nhà. Bệnh nhân phải đón giao thừa ở bệnh viện họa hoằn lắm cũng chỉ một vài lần trong đời nhưng với các y, bác sĩ thì gần như đã là chuyện thường xuyên. Đêm 30, mồng 1 hay mồng 2 Tết luôn có họ túc trực trong bệnh viện, sẵn sàng cấp cứu bệnh nhân.

 

Hơn 23 năm công tác tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, bác sĩ CKI Hoàng Đình Khiếu, Phó Giám đốc kiêm trưởng khoa Hồi sức tích cực có thâm niên 21 năm đón giao thừa ở bệnh viện, chỉ trừ duy nhất có 2 năm đi học CKI. Đây là khoa tập trung điều trị cho những bệnh nhân nặng. Bình thường khoa có 14 giường nhưng Tết phải kê thêm do bệnh nhân nặng ở các khoa khác chuyển hết về. Vì vậy, bác sĩ, điều dưỡng làm việc ngày Tết còn căng thẳng hơn. “Khoảnh khắc giao thừa ai cũng mong xum họp cùng gia đình nhưng đã khoác lên mình chiếc áo blu thì vắng mặt vào thời điểm thiêng liêng này đã trở nên thường xuyên và dần thành quen mặc dù nhà chỉ cách bệnh viện chừng vài trăm mét. Nơi đó có những con người đang cố giành giật sự sống, trong niềm hân hoan đón năm mới của rất nhiều người vẫn còn sự âu lo tột độ của những người trong cuộc. Mình phải ở để giúp họ! Một người bệnh qua khỏi cơn hiểm nghèo vào đầu xuân năm mới là niềm hạnh phúc nhất đối với kíp trực” - Bác sĩ Khiếu chia sẻ.  

Mới vào nghề được 5 năm nhưng điều dưỡng Đặng Kiều Trang cũng đã đón 3 giao thừa ở bệnh viện. Lúc đầu cũng có nao lòng khi không được cùng người yêu du xuân xem bắn pháo hoa nhưng cảm giác đó qua nhanh bởi sự tất bật của công việc. Mỗi ca trực ngày bình thường có 3 điều dưỡng, ngày Tết có 4 - 5 người nhưng nhiều khi không có lúc nào để đáp lại những tin nhắn chúc mừng của người thân, bạn bè. Chị Trang tâm sự: Càng làm việc trong đêm giao thừa càng phải có trách nhiệm hơn, sao cho không xảy ra điều gì đáng tiếc vào thời điểm đầu năm mới. Một vài chiếc bánh kẹo, một phong bao lì xì 10.000 đồng của lãnh đạo bệnh viện, tuy nhỏ song cũng đủ động viên, khích lệ chị em điều dưỡng. Chị em lại động viên những người bệnh và người nhà bệnh nhân cố gắng vượt qua khó khăn. Một cái nắm tay thật chặt đủ nói lên cái tâm của người thầy thuốc.  

Năm nào cũng vậy, tối 30 Tết, lãnh đạo tỉnh và các ngành cũng đến động viên và chúc các y, bác sĩ trực. Trực tết ở bệnh viện, các y, bác sĩ thường tổ chức đón xuân sớm, từ 20-22h. Mọi người thay nhau tập trung về hội trường cùng nâng một ly rượu vang, ăn mứt, kẹo và chúc nhau năm mới bình yên. Đón giao thừa sớm như vậy để khi thời khắc chuyển năm mới nếu xảy ra tình trạng khẩn cấp thì các y, bác sĩ đều đã sẵn sàng cấp cứu bệnh nhân. Sau khoảnh khắc giao thừa, lãnh đạo bệnh viện cùng các y, bác sĩ lại tới tặng quà, thăm hỏi, động viên bệnh nhân. Món quà chỉ giản dị là những gói mứt, bánh kẹo nhưng thể hiện sự quan tâm của bệnh viện đối với bệnh nhân khi mà họ phải đón Tết trên giường bệnh. Gần một tháng trước Tết, bệnh viện xây dựng kế hoạch trực. Mọi công việc diễn ra bình thường đến ngày 29 âm lịch. Bình thường mỗi ngày bệnh viện chia làm 3 ca trực, Tết chỉ dồn lại một ca. Bắt đầu từ ngày 30, ngoài các y, bác sĩ trực chính 24/24 giờ còn có những cán bộ trực thường trú. Tức là họ được ở nhà đón Tết nhưng không được đi quá bán kính 5 km, nếu huy động thì ít nhất 10 phút sau phải có mặt. Ngoài ra, bệnh viện còn thành lập 2 đội phản ứng nhanh gồm 20 người thực hiện cấp cứu ngoại viện với 2 xe ô tô có đầy đủ trang thiết bị, thuốc. Bệnh viện có bảng phân trực tổng thể để các khoa, phòng cùng nắm được nhằm phối hợp thực hiện nhiệm vụ một cách nhịp nhàng. Tết Tân Mão có trên 100 bệnh nhân phải điều trị tại bệnh viện. Theo bác sĩ Khiếu, vất vả nhất là trực ngày mồng 1, mồng 2 vì thời điểm này hay có các trường hợp bị TNGT, tai biến mạch máu não, tim mạch, ngộ độc rượu nhập viện. Các khoa bận rộn nhất thường là khoa khám bệnh - cấp cứu, gây mê - hồi sức tích cực, ngoại, sản. Ngày mồng 1, bệnh viện vẫn giao ban bình thường để đánh giá tình hình các trường hợp bệnh.   

Đối với bệnh viện huyện, công việc đêm giao thừa và những ngày Tết cũng là trực, thậm chí trực nhiều hơn do thiếu bác sĩ. “Giao thừa năm nào tôi cũng có mặt ở bệnh viện. Vừa trực tiếp chỉ đạo, thực hiện về chuyên môn vừa động viên tinh thần anh em, bệnh nhân. Bệnh viện phân trực 24/24 giờ, mỗi ngày một ca với ít nhất 7 thành phần cán bộ, nhân viên. Những bệnh nhân nhẹ xin điều trị ngoại trú về đón Tết ở nhà, các y, bác sĩ đã dặn dò chu đáo từ cách uống thuốc, nghỉ ngơi. Những người phải ở lại, bệnh viện không để ai thiếu Tết. Đơn vị đã thành lập quỹ “nhân ái” nhằm hỗ trợ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nghèo. Đó là những bữa cơm tình nghĩa với đầy đủ hương vị Tết như giò, bánh chưng, thịt gà. Buổi tối đêm 30, bệnh viện đi gặp gỡ, thăm hỏi và tặng quà cho tất cả bệnh nhân” - Bác sĩ Lương Quốc Thịnh, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Đà Bắc tâm sự. Những lần trực vào dịp Tết đã trở thành ký ức trong cuộc đời bác sĩ Thịnh và các y, bác sĩ nơi đây. Trong đó, nhớ nhất là những ca cấp cứu nặng vào đúng thời khắc giao thừa. Bác sĩ Thịnh nhớ lại: Gần đây nhất là trường hợp một bệnh nhân ở xã Cao Sơn bị rau tiền đạo toàn phần chuyển dạ vào đêm 30 Tết Tân Mão nhưng khi đó chỉ có một mẹ già và đứa con nhỏ ở nhà. Thời khắc giao thừa lại không muốn làm phiền người khác nên đến khi sản phụ ra huyết quá nhiều mới nhờ người đưa vào bệnh viện. Khi đó, huyết áp tụt xuống chỉ còn 50/10, rất nguy kịch nhưng nếu chuyển lên bệnh viện tuyến trên thì sẽ không qua khỏi giữa đường đi. Vậy là không kịp làm bệnh án, các bác sĩ đã thực hiện mổ ngay. Sau khi làm hồi sức, sản phụ đã dần hồi phục lại. Có những lúc hết phiên trực, vừa giao ca xong và đã thay đồ để chuẩn bị về nhà thì lại có ca bệnh mới. Khi đó, cả bác sĩ hết ca trực lẫn bác sĩ mới đến lại lao vào cấp cứu ngay cho người bệnh. Nghề y là vậy nên cần nhất vẫn là có một cái tâm với nghề và tấm lòng với người bệnh.  

Với tâm lý mang đến cho người bệnh những niềm vui trong thời khắc năm mới nên các y, bác sĩ đã dành hết tâm sức cho những ca bệnh. Ngày Tết, không ai muốn phải vào viện hay đón tết trong bệnh viện nhưng đúng vào thời điểm này lại hay xảy ra các trường hợp TNGT, thương tích do rượu, đặc biệt là ở nam thanh niên, trung niên. Theo Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoàng Đình Khiếu, mọi người cần thực hiện đội mũ bảo hiểm có chất lượng, không điều khiển phương tiện khi đã uống nhiều rượu, bia. Đối với những người bị bệnh tai biến mạch máu não, huyết áp cao, tim mạch cần theo dõi, uống thuốc theo định kỳ, chỉ dẫn một cách cẩn thận. Khi có các dấu hiệu bất thường cần đưa ngay đến bệnh viện, nơi đó luôn có các y, bác sĩ sẵn sàng cấp cứu bệnh nhân.  

           

                                                                         Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục