Suy giảm trí nhớ hay sa sút trí tuệ thường gọi là lẫn hay đãng trí, là hiện tượng kém dần của trí nhớ và nhận thức do suy thoái không ngừng của não bộ.
Sa sút trí tuệ cần được phân biệt với tình trạng giảm trí nhớ sinh lý của người lớn tuổi (quên lành tính của tuổi già) vốn là hệ quả của sự lão hoá, trong đó các quá trình thần kinh bị chậm đi. Sa sút trí tuệ do nhiều nguyên nhân gây ra, thường gặp là do nguyên nhân mạch máu, do bệnh Alzheimer. Những thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh suy giảm trí nhớ gồm:
Não bộ và hệ thần kinh. |
Nhóm thuốc ức chế cholinestarase:
Nhóm này được sử dụng vì có tình trạng suy giảm thụ thể acetylcholin và nicotin trong hệ thần kinh trung ương ở các bệnh nhân sa sút trí tuệ do bệnh Alzheimer và chính sự khiếm khuyết này gây suy giảm nhận thức và suy giảm trí nhớ. Cho tới nay, thuốc kháng men cholinesterase được xem là nhóm thuốc chính trong điều trị bệnh Alzheimer và các bệnh sa sút trí tuệ khác. Nhóm thuốc này đã được chứng minh là có hiệu quả hơn placebo trong việc điều trị các triệu chứng của bệnh Alzheimer và các bệnh sa sút trí tuệ khác khi được sử dụng ở giai đoạn bệnh nhẹ hay trung bình. Tuy nhiên, các thuốc này không làm ngăn chặn được diễn tiến tự nhiên của bệnh.
Tacrine: Là thuốc kháng men cholinesterase được sử dụng đầu tiên, thuốc được chứng minh làm giảm tình trạng suy giảm nhận thức trên bệnh nhân Alzheimer và làm chậm thời gian bệnh nhân phải có người chăm sóc. Tuy nhiên hiện nay, thuốc ít được sử dụng do độc tính của thuốc trên chức năng gan.
Tỷ lệ mắc bệnh sa sút trí tuệ tăng nhanh theo sự gia tăng tuổi tác, được nhân lên gấp đôi sau mỗi 5 năm trong quần thể người từ 60 tuổi trở lên. Số liệu thống kê dịch tễ học của y văn thế giới cho thấy, bệnh chiếm 1% quần thể người từ 60 - 64 tuổi, nhưng bằng 30 - 50% trong quần thể người trên 85 tuổi. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ trong các viện dưỡng lão từ 60 - 80%. |
Donepezil:
Dung nạp tốt vì ít tác dụng phụ, donepezil không có độc tính trên chức năng gan và rất ít tương tác với các thuốc khác. Thuốc dùng một liều vào buổi tối, sau 4-6 tuần có thể tăng liều. Tác dụng phụ thường gặp là rối loạn tiêu hóa và rối loạn giấc ngủ.Rivastigmine: Thuốc có tác dụng chọn lọc trên vùng vỏ não hồi hải mã và vùng vỏ não mới (neocortex), là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất trên bệnh nhân Alzheimer. Rivastigmine được chứng minh có hiệu quả trong các trường hợp Alzheimer mức độ nhẹ hoặc trung bình.
Galantamine: Galantamine ngoài cơ chế ức chế men cholinesterase còn có tác dụng điều hòa thụ thể nicotin, thuốc có hiệu quả trong các trường hợp bệnh Alzheimer mức độ nhẹ và trung bình.
Memantine: Thuốc đối kháng thụ thể N-methyl D aspartate (NMDA) của hệ thống glutamate vì có hiện tượng tăng kích hoạt thụ thể NMDA làm tổn thương các nơron trong các bệnh lý thoái hóa thần kinh. Trong các bệnh lý thoái hóa thần kinh có hiện tượng tăng hoạt hóa các thụ thể glutamate, trong đó có thụ thể NMDA, memantine là thuốc đầu tiên có tác dụng bảo vệ tế bào chống lại sự gia tăng hoạt tính của hệ thống glutamate bằng cách ức chế thụ thể này. Memantine được sử dụng trong các trường hợp bệnh Alzheimer mức độ trung bình và nặng, tuy nhiên vì là thuốc mới nên chưa có khuyến cáo sử dụng chính thức.
Memantine cũng có tác dụng trong các trường hợp sa sút trí tuệ mạch máu hay bệnh lý sa sút trí tuệ hỗn hợp mạch máu và bệnh Alzheimer.
Thuốc dung nạp tốt hơn các thuốc kháng men cholinesterase, tác dụng phụ thường gặp là chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, tiêu chảy. Memantine được sử dụng trên bệnh nhân Alzheimer khi không còn đáp ứng với các thuốc kháng men cholinesterase hoặc có thể sử dụng trong trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ hay trung bình nhưng không dung nạp hay có chống chỉ định với thuốc kháng men cholinesterase (rối loạn nhịp tim).
Selegiline: Ức chế men MAO B có tính chất bảo vệ tế bào thần kinh.
Các loại thuốc khác:
Ginkgo biloba: Có một số nghiên cứu sử dụng ginkgo biloba trong điều trị bệnh Alzheimer, các phân tích tổng hợp cho thấy, thuốc có hiệu quả cao hơn placebo trong sự cải thiện các triệu chứng về nhận thức nhưng không hiệu quả bằng nhóm thuốc kháng men cholinesterase. Thuốc có thể được sử dụng trong sa sút trí tuệ hỗn hợp Alzheimer và mạch máu.
Vitamin E: Không có bằng chứng là việc sử dụng vitamin E phòng ngừa được tình trạng sa sút trí tuệ hay làm giảm triệu chứng rối loạn nhận thức trên bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer, tuy nhiên, một số khuyến cáo điều trị có chỉ định sử dụng vitamin E với hy vọng làm chậm diễn tiến của bệnh.
Nicotin có thể làm cải thiện một số triệu chứng về tâm thần kinh nhưng làm tăng tình trạng lo âu.
Cerebrolysin: Một nghiên cứu cho thấy, có cải thiện chức năng toàn thể và hoạt động hàng ngày của bệnh nhân Alzheimer.
Cho đến nay chưa có thuốc nào được công nhận điều trị hiệu quả bệnh sa sút trí tuệ. Phần lớn nhằm mục đích làm bệnh tiến triển chậm. Do vậy, cần phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây bệnh để có biện pháp phòng ngừa thích hợp. Có nhiều yếu tố nguy cơ gây sa sút trí tuệ. Trước tiên là các yếu tố nguy cơ về mạch máu, ví dụ như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu, béo phì, bệnh mạch vành, mạch não… Thứ hai là các yếu tố tâm lý xã hội và lối sống như học vấn thấp, ít giao tiếp xã hội, ít vận động, chế độ ăn uống không hợp lý... Cuối cùng là các yếu tố nguy cơ ở mức phân tử. Nếu kiểm soát tốt các yếu tố kể trên, phối hợp với một lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập trí óc, tăng cường giao tiếp và hoạt động thể lực thì có thể phòng tránh được phần nào nguy cơ mắc bệnh, ít nhất thì cũng làm chậm sự khởi phát và tiến triển của bệnh.
Theo Báo SKĐS
Nhiều ngày nay, thời tiết nước ta rét đậm, rét hại kéo dài, nhiệt độ xuống thấp là điều kiện cho một số bệnh ngoài da phát triển mạnh. Điển hình là bệnh cước do lạnh, mày đay, nứt nẻ da, ngứa… Mặc dù đa số các bệnh lý da do lạnh thường không trực tiếp nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra những phiền toái trong cuộc sống người bệnh.
(HBĐT) - Làm nghề bán hàng, thường xuyên tiếp xúc với nhiều người nên anh Phạm Thành Đạt ở tổ 7, phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình mấy hôm nay không khỏi khó chịu vì các biểu hiện của bệnh cúm mùa. Anh Đạt cho biết: đau nhức toàn thân, liên tục hắt xì, ngạt mũi, chảy nước mũi khiến tâm trạng trở nên bứt rứt, buồn bực. Công việc của anh hoãn lại đã đành, vợ, con vì chuyện anh mức cúm cũng phải chọn phương án về nhà ngoại để cách ly.
Trước thông tin ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng hiện đang bán tràn lan một loại thuốc chỉ in chữ Trung Quốc nhưng người bán quảng cáo thuốc giúp trẻ em ăn ngon, tăng cân nhanh. Y tế Sóc Trăng đã vào cuộc kiểm tra.
Bé Lê Nguyễn Duy, 6 tuổi ngụ tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, vừa được Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn phẫu thuật tim hở thành công, với toàn bộ chi phí miễn phí.
(HBĐT) - Thực hiện chương trình hành động của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về triển khai dự án “Ngân hàng bò”, ngày 14/1, tại trụ sở UBND xã Tân Mỹ, đoàn công tác của T.Ư Hội CTĐ Việt Nam do đồng chí Trần Văn Hoàn, Phó Chủ tịch T.Ư Hội CTĐ Việt Nam là trưởng đoàn đã phối hợp với Hội CTĐ tỉnh, huyện Lạc Sơn tổ chức lễ trao bò giống cho các đối tượng hộ nghèo, tàn tật của 4 xã Tự Do, Văn Sơn, Phú Lương, Tân Mỹ. Dự buổi lễ có đồng chí Bùi Đức Sòn, UVTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh.
(HBĐT) - Từ năm 2002, thực hiện chương trình phối hợp giữa Tỉnh Đoàn và Ban quản lý dự án UNFPA tỉnh, ĐTN tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông CSSKSS VTN/TN. Đến hết năm 2011, chương trình phối hợp đã thực hiện được 2 chu kỳ hoạt động: chu kỳ 6 (2002- 2006) và chu kỳ 7 (2007- 2011). Qua đó đã góp phần không nhỏ nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của VTN/TN trong chăm sóc SKSS.