Theo thông tin từ Bệnh viện Nội tiết Trung ương, cứ sau Tết Nguyên đán thì số bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) nhập viện lại tăng. Vậy nguyên nhân do đâu và làm thế nào để bệnh nhân ĐTĐ yên tâm đón Tết và vẫn giữ đường huyết ở mức an toàn?

 
Tết năm ngoái, ông L.Th. (Đống Đa, Hà Nội) đã phải vào Bệnh viện Nội tiết Trung ương (BVNTTW) cấp cứu do mức đường huyết tăng vọt, không kiểm soát được. Sau 5 ngày nằm viện điều trị, đường huyết của ông đã ổn định và được xuất viện. Lúc này, ông và gia đình mới biết, dù ông đã uống thuốc, tiêm insulin đúng giờ nhưng do ngon miệng nên mỗi ngày ông ăn thêm một miếng bánh chưng, nên đường huyết mới tăng như vậy.

Ông Th. chỉ là một trong số rất nhiều bệnh nhân phải nhập viện sau mấy ngày Tết vì đường huyết “lên lên, xuống xuống” không ổn định. Theo ThS. Phạm Thúy Hường – Trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu, BV Nội tiết Trung ương thì sau Tết, bệnh viện thường gặp bệnh nhân trong tình trạng đường huyết cao quá, ít trường hợp bị hạ đường huyết. Sở dĩ có tình trạng trên là do sinh hoạt của người bệnh bị đảo lộn, không giữ được chế độ ăn và tập luyện đều đặn trong mấy ngày Tết. Các thức ăn gây tăng đường huyết là bánh, kẹo, của nếp, uống nước có ga, cà phê, thuốc lá, rượu bia…

Vậy làm thế nào để bệnh nhân ĐTĐ vui Tết mà không làm ảnh hưởng tới sức khỏe và gây các tai biến do căn bệnh của họ từ những cám dỗ của đồ ăn, nước uống và những sinh hoạt khác thường trong mấy ngày Tết? Theo TS. Nguyễn Vinh Quang - Phó Giám đốc BVNTTW thì để phòng tránh những trục trặc không đáng có, đảm bảo niềm vui đón xuân của bản thân và gia đình, sự chủ động của người bệnh ĐTĐ đóng vai trò rất quan trọng. Những điều bệnh nhân ĐTĐ cần chuẩn bị là:

Chế độ điều trị

Bệnh nhân cần kiểm tra lại toàn diện tình trạng sức khỏe trước Tết; thảo luận với bác sĩ của mình về chế độ sinh hoạt, chế độ sử dụng thuốc. Cần thực hiện đúng chỉ dẫn điều trị của bác sĩ, nếu có dấu hiệu bất thường phải thông báo kịp thời với bác sĩ.

Không được quên uống thuốc hoặc quên tiêm insulin. Trong trường hợp quên thì không được tăng liều cho lần sau.

Người bệnh nên tự kiểm tra đường huyết để có hướng xử trí kịp thời. Nếu đường huyết không ổn định thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để điều chỉnh chế độ thuốc phù hợp.

Khi đi chơi, bệnh nhân nên luôn mang thuốc theo mình, insulin để sử dụng đúng thời gian. Bệnh nhân cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chuẩn bị một ít thuốc dự phòng, tránh tình trạng hết thuốc trong ngày Tết.

Chế độ dinh dưỡng

Không có một chế độ ăn chung cho bệnh nhân ĐTĐ, bởi lượng thức ăn còn phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể, cường độ làm việc của bệnh nhân… Trong ngày Tết, bệnh nhân ĐTĐ vẫn có thể ăn uống vui vẻ cùng gia đình, bè bạn. Nhưng cũng không nên quên rằng ăn, uống là một trong các biện pháp điều trị bệnh - cùng với việc tăng hoạt động thể lực và dùng thuốc. Do đó, ngoài việc vẫn giữ chế độ luyện tập và thuốc như ngày thường, người bệnh có kế hoạch chủ động phân chia bữa ăn. Ví dụ, có thể ăn làm nhiều bữa trong ngày; cũng có thể uống một chút rượu nhưng cũng nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để biết được nên uống loại rượu nào. Cần tránh các đồ uống có ga; các loại bánh, hoa quả ngọt. Nên duy trì ăn đúng bữa, ăn thêm rau xanh để hạn chế khả năng gây tăng đường huyết của các món ăn ngày Tết.

Người bệnh nên chủ động mang theo thực phẩm dành cho người ĐTĐ như: sữa, bánh, ngũ cốc dành cho người ĐTĐ để có thể ăn khi đến bữa mà bữa ăn chưa được chuẩn bị sẵn hoặc đang di chuyển trên đường.

Trong chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân ĐTĐ rất cần có sự quan tâm, chăm sóc của gia đình. Do đó trong dịp Tết, người nội trợ cũng cần chú ý tới việc lựa chọn thực phẩm nào, chế biến ra sao để cả gia đình vẫn có thể ăn uống vui vẻ, vừa đáp ứng các nhu cầu về dinh dưỡng của cả nhà mà không làm ảnh hưởng tới chế độ ăn của người bệnh.

Nếp sống sinh hoạt

Dù sinh hoạt trong mấy ngày Tết có bị thay đổi đến đâu, thì bệnh nhân ĐTĐ vẫn nên duy trì thói quen đi bộ (ít nhất 30 phút/ngày) và tham gia dọn dẹp nhà cửa, tránh ngồi xem tivi cả ngày. Không thức quá khuya hoặc ngủ quá nhiều.

Khi tham gia các cuộc du xuân, tốt nhất là nên thảo luận với bác sĩ theo dõi sức khỏe của mình về lộ trình mà mình định tham gia; bác sĩ sẽ có lời khuyên chuẩn bị những gì cho phù hợp. Không nên tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi ngày Tết có cường độ cao mà không có sự chuẩn bị trước vì người bệnh, đặc biệt bệnh nhân tiêm insulin có nguy cơ hạ đường huyết trong và sau khi kết thúc tập luyện.            

 

                                                                      Theo SKĐS

 

Các tin khác

Các điều dưỡng khoa hồi sức cấp cứu (Bệnh viện đa khoa tỉnh)  ân cần chăm sóc bệnh nhân bị suy thận trong thời điểm gần năm mới.
Học sinh xã Mãn Đức (Tân Lạc) được tuyên truyền, phổ biến về quyền bình đẳng giới trong học tập, vui chơi.
Ban đại diện Phật giáo thành phố Hoà Bình tặng quà cho các hộ nghèo xã Phú Minh (huyện Kỳ Sơn).

Bệnh viện Đa khoa tỉnh được xếp là Bệnh viện hạng I

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 57/QĐ- UBND ngày 11/1/2012 “Về việc xếp hạng Bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc Sở Y tế”. Theo đó BVĐK tỉnh được UBND tỉnh xếp hạng là Bệnh viện hạng I.

LLVT tỉnh: Tặng 5 tấn gạo cho người nghèo trong dịp Tết Nguyên đán năm 2012

(HBĐT) - Thực hiện chương trình “Tết cho người nghèo”, tính đến nay, LLVT tỉnh đã trích từ nguồn “Quỹ quyên góp ủng hộ người nghèo học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của các cơ quan, đơn vị mua 5 tấn gạo tặng cho người nghèo trên địa bàn tỉnh nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán năm 2012, với mỗi suất quà là 10 kg gạo. Trong đó, cơ quan Bộ CHQS tỉnh mua tặng 2,5 tấn. Số gạo trên đã được phân bổ về các huyện, thành phố và được đưa đến tận tay các hộ gia đình nghèo.

Kiểm soát chất lượng VSATTP tại 8/12 cơ sơ sản xuất, kinh doanh giò chả

(HBĐT) - Từ ngày 11- 17/1 , đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hòa Bình đã tiến hành kiểm tra chất lượng VSATTP, tập trung kiểm tra loại hình các cơ sở sản xuất và kinh doanh giò chả (mặt hàng thực phẩm có sức tiêu thụ lớn trên thị trường vào dịp Tết Nguyên đán).

Khàn tiếng ở trẻ chớ coi thường!

Khàn tiếng là hiện tượng chất giọng bị thay đổi về âm vực, âm sắc nhất là ở âm vực cao làm giọng nói trở nên rè. Ở trẻ em, khàn tiếng chủ yếu do la hét, dùng giọng quá sức. Các chuyên gia tai mũi họng cho biết, vấn đề điều trị khàn tiếng cho trẻ rất khó lại hay tái phát, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tổn thương dây thanh không hồi phục, biến hỏng về giọng nói suốt đời.

Trà dược dành cho người tăng huyết áp

Theo y học cổ truyền, tăng huyết áp là hội chứng thuộc phạm vi các chứng huyễn vựng (chóng mặt, hoa mắt), đầu thống (nhức đầu), thất miên (mất ngủ)... do các tạng can, thận, tỳ bị mất điều hòa mà gây ra bệnh. Ngoài ra còn do yếu tố đàm thấp hay gặp ở những người bệnh thể tạng béo và cholesterol máu cao. Để điều trị cần có chế độ ăn uống, tập luyện và dùng thuốc, trong đó trà dược là phương pháp hiệu quả, nguyên liệu dễ kiếm, pha chế đơn giản. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục