Ý dĩ là nhân quả cây ý dĩ, câycòn có tên gọi khác là bo bo, hạt cườm, người Thái gọi là co đươi, người Tày gọi là mạy păt. Là cây thảo, thân mọc thẳng đứng, có thể cao tới 2m. Ở gốc thân có nhiều rễ phụ. Lá mọc so le, mặt lá ráp, gân lá song song, không có cuống.

Hoa đơn tính cùng gốc,   trông tựa một nhánh của bông lúa. Quả hình trứng hơi nhọn đầu (thường gọi nhầm là nhân) được bao bởi một lá bắc cứng (thường gọi nhầm là vỏ). Mùa ra hoa tháng 7-8, quả tháng 9-10. Bộ phận thường dùng là hạt. Rễ, lá cũng được dùng nhưng ít hơn.

Cây mọc hoang và cũng thường được trồng ở bờ nước, bãi, ruộng. Người ta thu hoạch cây khi quả chín già, cắt cả cây về phơi, đập lấy quả, sấy, rồi xay, thu lấy nhân trắng, phơi hay sấy khô. Cắt rễ, đem rửa sạch rồi phơi khô.

 Ý dĩ nhân.

Theo Y học cổ truyền hạt ý dĩ có vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng bổ tỳ, kiện vị, lợi niệu, thanh nhiệt bài nung, bổ phế, thư cân, giải kinh, giải độc…

 Rễ có vị đắng, ngọt, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, kiện tỳ, sát trùng. Lá có tác dụng noãn vị và ích khí huyết. Ý dĩ dùng làm thuốc bổ và bồi dưỡng cơ thể tốt, dùng bổ sức cho người già và trẻ em, dùng lợi sữa cho phụ nữ sinh đẻ…. Ngoài ra, ý dĩ có nhiều lipid, protid, tinh bột và các acid amin..., nên người ta dùng hạt đã giã trắng để thổi cơm, cũng thơm, dẻo và ngon như cơm nếp. Cũng có thể dùng để nấu chè.

Một số bài thuốc thường dùng:

Bài 1:Tăng tiết sữa, làm tốt sữa của phụ nữ sau sinh:Ý dĩ sống 50g, móng giò lợn 1 cái, hầm nhừ. Ăn ngày một lần. Một tuần ăn 3 lần.

Bài 2:Chữa tiểu buốt, rắt: ý dĩ sống 20-50g, đổ thêm nước nấu dưới dạng cháo loãng ăn.

 Hoặc dùng lá hoặc rễ ý dĩ, mỗi ngày 20-40g, có thể thêm râu ngô, mã đề (bông, cả cây), mỗi thứ vị bằng nhau 20-40g,  tất cả rửa sạch cho thêm 800ml nước đun nhỏ lửa,chia 3 lần uống trong ngày. Uống nhiều ngày tới khi hết các triệu chứng.

Bài 3:

Trị chứng tỳ hư, tiêu hóa kém:Ý dĩ, bạch biển đậu, hoài sơn, mỗi vị 40g, sơn tra, sử quân tử (bỏ vỏ lụa), liên nhục, mỗi vị 30g, thần khúc 16g, đương quy 200g, gạo nếp 100g. Tất cả sao vàng, tán bột mịn, chia  Ngày 2 lần, mỗi lần 12-16g, uống với nước ấm. Trẻ em tùy tuổi, giảm lượng.

Bài 4: Thanh nhiệt, giải  độc(mặt nhiều trứng cá bọc, gây đau nhức): ý dĩ sống 20-50g, đổ thêm nước nấu dưới dạng cháo loãng ăn.

Hoặc phối hợp với bồ công anh, thương nhĩ tử, kim ngân hoa, mỗi vị 10-16g. Đổ 700ml nước đun nhỏ còn 250ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Lứu ý: Người có thể trạng hàn, phụ nữ có thai khi dùng ý dĩ phải rất cẩn thận. Hiện nay, rất nhiều ý dĩ bày bán trên thị trường là giả mạo (không phải là nhân hạt của cây ý dĩ như quy định của Dược điển) mà là nhân hạt cây Cao lương ở Trung Quốc. Do vậy, khi áp dụng phải chọn cửa hàng của lương y có uy tín.    
 
 
                                                                  Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục