Khoa Khám bệnh – Cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh không ngớt bệnh nhân nhập viện.

Khoa Khám bệnh – Cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh không ngớt bệnh nhân nhập viện.

(HBĐT) - Đang xuất hiện đợt nắng nóng thứ 2 kể từ đầu mùa hè, sức khỏe người dân chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thời tiết. Trong khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao, không khí oi bức, ngột ngạt bao trùm thì tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, các bệnh viện tuyến huyện, Bệnh viện Đa khoa khu vực và Trung tâm y tế dự phòng luôn phải túc trực 24/24h để tiếp nhận bệnh nhân với số lượng ngày một đông, cơ cấu và bệnh đa dạng.

 

Khoa khám bệnh – cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh những ngày này không lúc nào ngớt người thăm khám, nhập viện. Bác sĩ Đặng Trần Thanh Liêm – Trưởng phòng Kế hoạch – Tổng hợp của bệnh viện cho hay, trong tuần từ 2/5 – 8/5 có tới 2.169 người đến đây khám bệnh. Các khoa tiếp nhận bệnh nhân đông nhất là khoa Nội – tổng hợp với 539 trường hợp, Tim mạch với 244 trường hợp, Ngoại với 241 trường hợp và Nhi với 199 trường hợp. Tiếp đó có các khoa Mắt tiếp nhận 173 trường hợp, Sản tiếp nhận 143 trường hợp, đái tháo đường tiếp nhận 119 trường hợp.

 

Cũng trong đầu tháng 5 này, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã thống kê có tới hơn 11 mô hình bệnh tật, nhiều nhất là bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, viêm phế quản, sốt, cao huyết áp, thiếu máu huyết tán, tai biến mạch máu não, phổi tắc nghẽn và suy tim. Đặc biệt, tại khoa Khám bệnh – Cấp cứu đã tiếp nhận 44 bệnh nhân vào điều trị, kế tiếp là khoa Nội – Tổng hợp tiếp nhận 36 bệnh nhân, Nội – Tim mạch tiếp nhận 33 bệnh nhân. Đông nhất là khoa Sản trong tuần đã tiếp nhận 70 sản phụ. Với con số thống kê nêu trên cho thấy số người đến khám, điều trị tại bệnh viện ngày càng tăng cao. Bình quân mỗi ngày có trên 300 lượt người đến đây khám, chữa bệnh.

 

Không riêng Bệnh viện Đa khoa tỉnh mà tại Bệnh viện Đa khoa tuyến huyện và các bệnh viện đa khoa khu vực thời điểm này cũng trong tình trạng quá tải bệnh nhân. Từ nguồn thống kê của Trung tâm YTDP tỉnh, trong tháng 4, toàn tỉnh ghi nhận thêm nhiều ca mắc các bệnh hay gặp vào mùa nắng nóng mà điển hình là bệnh tay – chân – miệng, thủy đậu, quai bị, tiêu chảy và cúm thường. Ngoài ra còn có các ca mắc liên quan đến bệnh lý đường tiêu hóa như lỵ trực trùng, lỵ amíp. Tính từ đầu năm đến nay có hơn 1.500 ca mắc cúm, 109 ca quai bị, 73 ca thủy đậu, 8 ca lỵ amíp, 1 ca lỵ trực trùng… Tình hình dịch bệnh đang được giám sát chặt chẽ tại các địa phương, y tế cơ sở thực hiện tốt việc tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao ý thức phòng, chống bệnh mùa hè, nhất là các bệnh truyền nhiễm dễ mắc phải trong cộng đồng.

 

Bác sĩ Mai Đức Sỡi, Phó Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh khuyến cáo: Để phòng ngừa, giảm thiểu biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe thường gặp vào mùa nắng, nóng cần quan tâm đến các bệnh lý đường hô hấp, tiêu hóa và bệnh truyền nhiễm. Trẻ em và người lớn đều là những đối tượng dễ mắc phải các bệnh này. Người dân hãy chủ động phòng, chống bằng cách hạn chế ra ngoài khi nhiệt độ nắng, nóng cao điểm; thực hiện “ăn chín, uống sôi”, chỉ sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh để phòng nguy cơ ngộ độc thực phẩm… Với cả người lớn và trẻ nhỏ nên uống nhiều nước, cho ăn đủ chất, hợp vệ sinh, mặc đồ thoái mát, không mở quạt lớn và thổi trực tiếp vào trẻ. Tủ thuốc gia đình nên trạng bị sẵn các loại thuốc dùng trong mùa này như hạ sốt, dung dịch sát khuẩn, Oresol bù mất nước… Lưu ý người dân khi bản thân hay người trong gia đình mắc bệnh cần đưa đến cơ sở y tế sớm để khám, chẩn đoán và tư vấn kịp thời, sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc.

 

 

 

                                                                                      Cẩm Lệ

 

Các tin khác

Các bé độ tuổi mẫu giáo trường mầm non xã Sủ Ngòi (thành phố Hòa Bình) rửa tay bằng xà phòng để phòng lây truyền bệnh tay - chân - miệng.
Không có hình ảnh
Đoàn kiểm tra liên ngành của UBND TP Hòa Bình kiểm tra tại Nhà hàng Tuyết Sơn tại tổ 5, phường Đồng Tiến.

Không có chất cấm trong các mẫu thức ăn chăn nuôi

(HBĐT) - Ngày 8/5, Sở NN&PTNT đã có công văn số 319/SNN-TY gửi UBND tỉnh báo cáo về chất cấm sử dụng trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Chủ động phòng ngừa bệnh huyết tán bẩm sinh

(HBĐT) - Vợ chồng chị Đinh Thị Tuyết ở huyện Kim Bôi đều mang trong mình gen lặn bệnh thalassemia - bệnh thiếu máu di truyền mà không biết. Sau khi lấy nhau, anh chị đã sinh ra một cháu gái nhưng cháu không được khỏe mạnh như những đứa trẻ bình thường, người lúc nào cũng yếu ớt, da vàng, thường xuyên ốm đau, bệnh tật. Đưa cháu đi khám mới biết cháu bị mắc bệnh thalassemia. Chị Tuyết tâm sự: Giá như trước đây tôi biết sớm hơn về bệnh thalassemia, tôi đã đi xét nghiệm trước khi mang thai, có lẽ đã không sinh ra cháu bệnh tật như thế này.

“Em muốn làm bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo”

(HBĐT) - Đó là ước mơ của em Bùi Hải Dính, học sinh lớp 9B, trường THCS xã Sào Báy (Kim Bôi).

Toàn tỉnh xảy ra 4 vụ ngộ độc thực phẩm

(HBĐT) - Theo báo cáo của Trung tâm YTDP các huyện, thành phố, trong 4 tháng đầu năm, toàn tỉnh xảy ra 4 vụ ngộ độc thực phẩm, tổng số 132 ca mắc. Trong đó có 1 vụ ngộ độc tập thể (số lượng 30 người mắc) tại xã Hợp Đồng (Kim Bôi) được xác định nguyên nhân nghi do sữa đậu nành. Tại huyện Lạc Sơn xảy ra 2 vụ ngộ độc măng tại xã Nhân Nghĩa với 4 người mắc. Tại huyện Lương Sơn xảy ra 1 vụ ngộ độc tại xã Cao Dương do ăn táo với 2 người mắc. Các ca mắc khác được thống kê rải rác tại cộng đồng.

Trao nhà mái ấm tình thương cho hộ nghèo xã Hương Nhượng

(HBĐT) - Hưởng ứng cuộc vận động xây dựng, sửa chữa nhà “Mái ấm tình thương”,vừa qua, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Ngân hàng CS-XH tỉnh bàn giao nhà “Mái ấm tình thương” cho gia đình chị Bùi Thị Hồng ở xóm Cọi, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) là hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Trả lời ý kiến, kiến nghị cử tri của các Bộ, ngành Trung ương (Tiếp theo số báo trước)

(HBĐT) - Cử tri kiến nghị: Đề nghị Chính phủ xem xét và quy định thêm việc miễn, giảm giá vé cho người cao tuổi khi tham gia giao thông đường bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục