Khu bể bơi trung tâm nằm cạnh đường Trần Hưng Đạo (TPHB) luôn thu hút đông đảo các em nhỏ trong mỗi dịp hè về.

Khu bể bơi trung tâm nằm cạnh đường Trần Hưng Đạo (TPHB) luôn thu hút đông đảo các em nhỏ trong mỗi dịp hè về.

(HBĐT) - Chỉ còn ít ngày nữa là kết thúc một năm học, các em học sinh lại được khoảng thời gian để nghỉ ngơi sau một năm học vất vả. Với các em ở thành phố có điều kiện, nghỉ hè sẽ là dịp được về quê thăm ông bà, họ hàng, được đi nghỉ mát cùng với gia đình, tham gia vào các khóa học ngoại khóa như võ, đàn, hát, múa... Còn với các em ở những vùng quê, nghỉ hè sẽ là lúc cùng cha mẹ lên nương, lên rẫy, cùng bạn bè tự tổ chức các trò chơi...

 

Không phải gia đình nào cũng có thời gian để quản lý con em mình, đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tai nạn, thương tích, nhất là đuối nước ở trẻ. Hầu hết địa phương nào trong tỉnh cũng có sông, suối. Vào những ngày hè oi ả, nóng bức, tắm sông, suối thiếu sự giám sát của phụ huynh vẫn thường xảy ra. Có nhiều trẻ biết bơi từ rất sớm nhưng hầu hết, các em không thể lường trước được những nguy hiểm luôn tiềm ẩn, rình rập các em ở những nơi như vậy.

 

Khi được hỏi về những dự định trong dịp nghỉ hè năm nay, em Bùi Văn Tân (phường Tân Thịnh - TPHB) hào hứng: Em được cha mẹ đăng ký cho khóa học bơi. Đây là ước muốn của em từ những mùa hè trước nhưng vì lý do khách quan mà đến năm nay gia đình mới thực hiện được. Gia đình cũng mong muốn để em vui chơi thật thoải mái và quan trọng hơn là muốn em biết bơi vừa rèn luyện sức khỏe, vừa để em tránh những rủi ro không mong muốn. Nhưng thực tế không phải trẻ em nào cũng có điều kiện như Tân. Trên địa bàn tỉnh, duy chỉ có TPHB xây dựng được bể bơi,  các huyện còn lại chưa được đầu tư. Trẻ muốn tập bơi cũng chỉ biết ra sông, ra suối.

 

Theo số liệu của Sở LĐ-TB&XH, 3 năm gần đây, tỷ lệ trẻ bị đuối nước liên tục tăng. Năm 2008, toàn tỉnh chỉ có 2 trường hợp đuối nước, không có trẻ tử vong; năm 2009, tỷ lệ trẻ mắc đuối nước và đột biến với 21 trường hợp đuối nước, trong đó có 16 trường hợp tử vong. Năm 2010 và 2011, tuy có giảm hơn nhưng vẫn ở tỷ lệ cao. Năm 2011, có 16 trường hợp, trong đó có 8 trẻ tử vong, nhiều nhất là ở huyện Lương Sơn có 7 trường hợp mắc, 5 trẻ tử vong. Đây là những con số đáng báo động về tình hình tai nạn, thương tích ở trẻ nói chung, đuối nước nói riêng.

 

Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch cho tháng hành động vì trẻ em, Sở LĐ-TB&XH luôn chú trọng đến xây dựng, triển khai kế hoạch phòng - chống tai nạn thương tích cho trẻ, trong đó có phòng - chống đuối nước xuống tận cơ sở, đến từng địa phương. Thường xuyên tuyên truyền, khuyến cáo các nguy cơ xảy ra đuối nước, đặc biệt đối với vùng nhiều sông, suối thì công tác tuyên truyền lại càng chú trọng hơn. Bên cạnh đó, Tỉnh đoàn cũng đã xây dựng xong kế hoạch tổ chức hè và hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em. Chị Vũ Thị Duyên, Ban trường học Tỉnh đoàn cho biết: Với chủ đề “Vì môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em”, nhận thấy mức độ nguy hiểm khi trẻ bị đuối nước, Tỉnh đoàn đã xây dựng kế hoạch tổ chức các trại huấn luyện, diễn đàn về phòng tránh tai nạn thương tích, đặc biệt là phòng - chống đuối nước cho thiếu nhi; tổ chức các lớp dạy bơi, hướng dẫn cách phòng tránh, xử lý các trường hợp đuối nước cho thiếu nhi, đặc biệt là thiếu nhi dân tộc thiểu số, vùng sâu, xa. Đồng thời tạo thêm nhiều sân chơi bổ ích cho trẻ vào dịp hè như các sân chơi lưu động, giải bóng đá, bóng bàn, cầu lông, cờ vua; tổ chức hội trại, ngày hội thiếu nhi vui, khỏe, liên hoan văn nghệ, thi nghi thức Đội; tổ chức sân chơi cuối tuần, trò chơi vận động, trò chơi dân gian cho thiếu nhi; hướng thiếu nhi sử dụng các phương tiện thông tin giải trí hiệu quả qua các kênh như báo, đài, Internet..., tăng cường sự tham gia tích cực của trẻ em về các vấn đề, chương trình hoạt động liên quan đến trẻ em, tự bảo vệ mình.

 

Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa tai nạn thương tích ở trẻ, nhất là đuối nước cần có sự vào cuộc tích cực của gia đình, nhà trường và toàn xã hội để trẻ xây dựng được kỹ năng sống, biết xử lý những tình huống bất ngờ và luôn có ý thức tránh xa những nguy hiểm tiềm ẩn.

 

                                                                               P.V

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục