Kiểm tra sơ bộ một mẫu thuốc cam đang được bán trên địa bàn tỉnh, lương y Đinh Thị Phiển - Chủ tịch Hội Đông y tỉnh khẳng định: “Thuốc này có hàm lượng phèn phi hơi nhiều dễ gây kích ứng, thuốc chưa được tán mịn dễ gây sặc cho trẻ”.

Kiểm tra sơ bộ một mẫu thuốc cam đang được bán trên địa bàn tỉnh, lương y Đinh Thị Phiển - Chủ tịch Hội Đông y tỉnh khẳng định: “Thuốc này có hàm lượng phèn phi hơi nhiều dễ gây kích ứng, thuốc chưa được tán mịn dễ gây sặc cho trẻ”.

(HBĐT) - Kiểm tra mẫu thuốc cam do phóng viên Báo Hoà Bình mua của một bà lang tại xóm Tân Lập (xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn), Thầy thuốc ưu tú, lương y Đinh Thị Phiển - Chủ tịch Hội Đông y tỉnh cho biết: “Mẫu thuốc cam này có lượng phèn phi hơi nhiều, khi sử dụng dễ gây kích ứng cho trẻ. Ngoài ra, thuốc tán chưa mịn nên khi bôi cho trẻ sẽ khó thấm vào vết thương và nếu trẻ khóc mà cố tình bôi nhiều thì dễ khiến cho trẻ bị sặc, rất nguy hiểm”. Đến nay, chưa phát hiện trên địa bàn tỉnh có mẫu thuốc cam nhiễm chì như báo chí TƯ đưa tin, tuy nhiên việc sử dụng thuốc cam được chế biến không đúng liều lượng, phương thức an toàn cũng sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.

 

Với nếp nghĩ thuốc đông y lành, thích hợp với trẻ em nên nhiều bậc phụ huynh đã lựa chọn sử dụng thuốc đông y để điều trị các loại bệnh thông thường cho trẻ. Một trong những loại thuốc đông y phổ biến đã và đang được các phụ huynh tin tưởng tìm mua để chữa trị cho trẻ khi trẻ bị nhiệt, tưa lưỡi, lười ăn…là thuốc cam. Thuốc cam có dạng bột, được tán mịn từ nhiều loại lá cây thuốc và các thành phần thuộc về bí quyết gia truyền khác. Trên địa bàn tỉnh ta hiện nay, không khó để có thể tìm mua loại thuốc đông y gia truyền này. Các bà mẹ trẻ trên địa bàn thành phố Hoà Bình vẫn rỉ tai nhau về địa chỉ mua thuốc cam tại nhà bà lang gần Nhà văn hoá thành phố Hoà Bình; tại huyện Kỳ Sơn thì có thể mua thuốc cam tại nhà bà lang ở ngay đầu xóm Tân Lập (xã Hợp Thịnh), ở huyện Lạc Sơn sẽ mua được thuốc cam ngay thị trấn Vụ Bản…. Trên địa bàn tỉnh, thuốc cam chủ yếu được điều chế ở dạng bột, có màu xanh xám, được chia thành các gói nhỏ, gói bằng giấy không nhãn mác, có giá phổ biến khoảng 30.000 đồng/gói.

 

Gặp chị Bùi Thị Thanh (tổ 25, phường Đồng Tiến, thành phố Hoà Bình) khi chị đang chờ mua thuốc cam của bà lang tại khu vực Nhà văn hoá thành phố Hoà Bình. Chị Thanh cho biết: “Tôi có hai cháu, đứa đầu học lớp 2, đứa thứ hai được 1 tuổi rưỡi. Thời tiết nắng nóng, cả hai đứa đều bị nhiệt miệng, chẳng ăn uống được gì. Tôi không muốn cho các cháu uống thuốc kháng sinh sợ hại người nên thấy mấy chị cùng cơ quan mách bôi thuốc cam này sẽ khỏi nên mua thử về bôi cho các cháu”. Khi được hỏi về vấn đề thuốc cam nhiễm chì đang được dư luận quan tâm hiện nay, chị Thanh tự tin trả lời: Bà lang này bán thuốc cam uy tín từ nhiều năm nay rồi nên không lo!!!.

 

Qua tìm hiểu tại Khoa nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho thấy chưa ghi nhận trường hợp trẻ em nào bị ngộ độc do nhiễm chì từ thuốc đông y đến điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên, số bệnh nhi đến điều trị vì bị các bệnh như tưa lưỡi, viêm loét miệng khá nhiều. Trong đó có một số bệnh nhi bị nhiệt miệng đã được bôi thuốc cam nhưng bệnh không khỏi, tình trạng bệnh nặng thêm, có dấu hiệu bị nhiễm trùng sưng tấy. Chị Nguyễn Thị Hường (xã Dân Chủ, thành phố Hoà Bình) cho biết con gái chị là cháu Nguyễn Thu Hương (1 tuổi) ban đầu bị hai nốt nhiệt, gia đình đã bôi cho cháu mật ong, lá rau ngót, sau đó thấy có người mách bôi thuốc cam nên đã mua về bôi cho cháu nhưng bệnh không khỏi, nốt nhiệt càng rộng ra, loét miệng, cháu bị sốt cao nên gia đình đã phải đưa cháu đến bệnh viện.

 

Trước tình trạng sử dụng thuốc cam không rõ nguồn gốc, không nhãn mác, không đăng ký chất lượng… diễn ra phổ biến trên địa bàn tỉnh ta như hiện nay, phóng viên Báo Hoà Bình đã có buổi làm việc với Thầy thuốc ưu tú, lương y Đinh Thị Phiển - Chủ tịch Hội đông y tỉnh về vấn đề này. Lương y Đinh Thị Phiển khẳng định: “Cho đến thời điểm tháng 5/2012, trên địa bàn tỉnh ta không có lang y nào đăng ký với Hội đông y tỉnh về bài thuốc cam chữa nhiệt miệng, tưa lưỡi, lười ăn cho trẻ cả. Hiện nay, chỉ có một số lang y tự chế bài thuốc cam dựa trên bài thuốc cổ phương dân gian hoặc gia truyền. Thành phần thuốc và cách chế biến của mỗi lang y lại khác nhau. Hiệu quả của các bài thuốc này cũng sẽ khác nhau khi sử dụng với từng ca bệnh cụ thể. Không phải trẻ cứ bị nhiệt miệng, tưa lưỡi, lười ăn thì bôi thuốc cam là sẽ khỏi”.

 

Cũng theo Lương y Đinh Thị Phiển, chứng cam là do tì vị hư, không tiêu hoá được, qua thực tế kiểm nghiệm cho thấy có thể điều trị bằng đông y. Hiện trên địa bàn tỉnh ta có hai bài thuốc đông y chữa chứng cam khá hiệu quả là bài thuốc cổ phương với bột thanh đại, phèn phi và bài thuốc dân gian là sử dụng lá cam sành. Các loại lá tươi được ngâm nước muối, rửa sạch, phơi sấy khô, xao giòn, châm lửa đốt thành tro sau đó tán mịn trộn với một lượng phèn phi đúng tỉ lệ có thể tạo thành thuốc chữa nhiệt miệng, tưa lưỡi cho trẻ an toàn, hiệu quả, không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, lương y Phiển cũng khuyến cáo người dân không nên tự ý pha chế bài thuốc này vì nếu thuốc không được chế biến đúng cách, không đúng tỉ lệ, không đảm bảo sự vô khuẩn, vô trùng thì sẽ làm cho bệnh nặng thêm.

 

Về vấn đề thuốc cam nhiễm chì đang được dư luận quan tâm, lương y Phiển cho biết chưa nhận được thông tin hội viên nào của Hội Đông y tỉnh có sản xuất thuốc cam nói riêng, thuốc đông y nói chung bị nhiễm chì. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất nếu lang y tự pha chế thuốc, thiếu kiến thức chuyên môn, qui trình không đảm bảo thì có thể khiến cho thuốc bị nhiễm các loại kim loại nặng như chì, arsen…mà mắt thường không nhận biết được. Nếu trẻ em bị ngộ độc chì cấp tính sẽ có các biểu hiện như đau bụng, thiếu máu, suy nhược cơ bắp, suy thận, liệt chi, liệt mắt, mất tiếng nói, sau đó co giật từng cơn, có thể nhầm với bệnh động kinh. Không được điều trị kịp thời, trẻ sẽ bị hôn mê, tử vong.

 

Liên quan đến cách điều trị bệnh nhiệt miệng, tưa lưỡi cho trẻ bằng bài thuốc dân gian, lương y Phiển cũng lưu ý người dân không nên chữa cho trẻ bằng cách bôi nhựa cây thầu dầu cọc rào vào nốt nhiệt vì sẽ làm vết loét bị nhiễm trùng. Theo lương y Phiển: “Vì thành phần, chất lượng của các loại thuốc cam trôi nổi trên địa bàn tỉnh ta hiện nay chưa được quản lý, kiểm soát chặt chẽ nên người dân không nên tự ý mua về bôi cho con em mình để tránh làm cho tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. Khi trẻ bị bệnh, phụ huynh nên đưa con em mình đến khám tại các cơ sở y tế hoặc Hội đông y các cấp để được khám, tư vấn và có chỉ định điều trị phù hợp, an toàn.”

 

Về việc hiện nay có một số lang y tự ý hành nghề sản xuất và bán thuốc cam trên địa bàn tỉnh, lương y Đinh Thị Phiển - Chủ tịch Hội đông y tỉnh khẳng định sẽ lưu ý các cấp hội cơ sở tăng cường công tác kiểm tra, nhắc nhở hội viên làm thuốc cam nói riêng, thuốc đông y nói chung phải có tâm, tuyệt đối không được làm ẩu, làm sai vị thuốc, sai liều lượng hoặc chế biến không đúng quy trình gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng.

 

                                                                    Dương Liễu

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục