Đái dầm là tình trạng trẻ em từ 3 tuổi trở lên khi đi ngủ tự đái mà không biết. Thống kê cho thấy tỷ lệ đái dầm chiếm khoảng 3% trẻ em. Tuy nhiên bệnh cũng có thể gặp ở người lớn. Đái dầm tuy không nguy hiểm, nhưng gây phiền toái trong cuộc sống và làm mất tự tin (nhất là ở người lớn).

 

Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân gây chứng đái dầm do thận khí hư hàn không khế ước được bàng quang; do cơ thể suy nhược, tỳ, phế khí hư hoặc do can kinh uất nhiệt, thói quen xấu của trẻ em.

Do thận chủ sinh dục tiết niệu, chủ nhị tiện, chủ tiền âm và hậu âm, thận hư không thể thu nhiếp, cố sáp nước tiểu được gây nên đái dầm.

Cần chú ý phân biệt tình trạng đái dầm dề, không tự chủ trong các bệnh lý thần kinh: tai biến mạch máu não, tổn thương tuỷ sống, u não… gây rối loạn cõ vòng gây nên với chứng đái dầm.

Đái dầm theo y học cổ truyền có những thể bệnh và chứng trạng khác nhau và được điều trị bằng bài thuốc tương ứng với mỗi thể bệnh như sau:

 Mộc thông

Thể thận dương hư

Chứng trạng:

Tiểu tiện trong, nhiều, nhỏ giọt không dứt, sắc mặt trắng bệch, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng gối mỏi yếu, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch trầm tế vô lực.

Pháp điều trị: Ôn bổ thận dương

Bài thuốc:

Nhục quế 3g, Phụ tử 9g, Thỏ ty tử 30g, Câu kỷ tử 15g, Tiên mao 12g, Tiên linh tỷ 12g, Ô dược 12g, Ích trí nhân 12g, Sơn dược 15g, Sinh cam thảo 6g.

Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.

Thể phế tỳ khí hư

Chứng trạng:

Luôn muốn đi tiểu, sắc mặt tối xám, hụt hơi mất sức, kém ăn, bụng dưới chướng, phân nát, chất lưỡi nhạt, rêu mỏng, mạch tế vô lực.

Pháp điều trị: Bổ tỳ ích khí

Bài thuốc:

Đẳng sâm 15g, Hoàng kỳ 30g, Chích cam thảo 6g, Bạch truật 9g, Sài hồ 9g, Thăng ma 9g, Tang phiêu tiêu 12g, Long cốt 30g, Ngũ vị tử 6g.

Sắc uống ngày 1 thang. Chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.

Thể can kinh uất nhiệt

Chứng trạng:

Tiểu tiện nhiều lần, nhỏ giọt, sắc vàng đỏ, bứt rứt dễ cáu, lòng bàn tay chân nóng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt mỏng, mạch huyền.

Pháp điều trị: Tả can thanh nhiệt

Bài thuốc:

Long đởm thảo 6g, Hoàng cầm 12g, Sơn chi 12g, Sài hồ 9g, Đương quy 12g, Sinh địa 12g, Hoạt thạch 15g, Xa tiền tử 15g, Mộc thông 9g, Sơn thù nhục 6g, Bổ cốt chỉ 15g, Sinh cam thảo 6g.

Sắc uống ngày 1 thang. Chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.

 Đào nhân

Thể hạ tiêu ứ trệ

Chứng trạng:

Tiểu tiện nhỏ giọt không thông, bụng dưới chướng đầy ngâm ngẩm đau, có thể sờ thấy cục báng, chất lưỡi tím tối hoặc có ban ứ, rêu lưỡi mỏng, mạch sáp.

Pháp điều trị: Hoạt huyết hoá ứ

Bài thuốc:

Đương quy 12g, Xuyên khung 12g, Xích thược 12g, Bồ hoàng 12g, Sài hồ 9g, Ngũ linh chi 9g, Đào nhân 12g, Hồng hoa 12g, Chỉ xác 9g, Sinh cam thảo.

Sắc uống ngày 1 thang. Chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.

Phòng bệnh:

- Buổi tối không nên uống nhiều nước, cơm tối ăn nhiều thức ăn khô, ít uống canh.

- Nếu thuộc trường hợp đái dầm ở trẻ em, chú ý buổi tối tránh hưng phấn quá độ, ban đêm định giờ gọi trẻ dậy đi tiểu, để hình thành được phản xạ đi tiểu theo thời gian nhất định.

 

                                                                 Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác

Đoàn công tác Cục Thú y, Sở NN&PTNT kiểm tra ổ dịch lợn tai xanh tại trại giống của Trung tâm Giống vật nuôi – Thủy Sản (TPHB).
Kiểm tra sơ bộ một mẫu thuốc cam đang được bán trên địa bàn tỉnh, lương y Đinh Thị Phiển - Chủ tịch Hội Đông y tỉnh khẳng định: “Thuốc này có hàm lượng phèn phi hơi nhiều dễ gây kích ứng, thuốc chưa được tán mịn dễ gây sặc cho trẻ”.
Khu bể bơi trung tâm nằm cạnh đường Trần Hưng Đạo (TPHB) luôn thu hút đông đảo các em nhỏ trong mỗi dịp hè về.
Lãnh đạo Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh thăm hỏi, động viên gia đình công nhân Công ty TNHH nghiên cứu kỹ thuật R. Ảnh:P.V

Trên 400 cán bộ, sinh viên tham gia hiến máu tình nguyện

(HBĐT) - Được sự ủng hộ của Ban giám hiệu nhà trường, từ năm 2006 đến nay, Hội CTĐ trường trung cấp Y tế Hòa Bình luôn vận động cán bộ, sinh viên trong trường hăng hái tham gia công tác của Hội nói riêng và hoạt động hiến máu tình nguyện nói chung, thể hiện sức trẻ cũng như nhiệt huyết của thanh niên.

Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

(HBĐT) - Bà Quách Thị Cúc (Lạc Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết quy định của pháp luật về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động?

Trách nhiệm xác định mức độ khuyết tật

(HBĐT) - Bà Lê Thị Thu (Kim Bôi) hỏi: Đề nghị cho biết việc xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật do cơ quan nào thực hiện?

Người tiêu dùng không nên quá hoang mang với chất cấm trong chăn nuôi

(HBĐT) - Thời gian vừa qua, thông tin trên địa bàn tỉnh ta phát hiện có chất cấm trong chăn nuôi (chất cấm nhóm Beta-algonist) khiến không ít người tiêu dùng hoang mang, lo lắng. Điều này không những gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân mà còn tác động trực tiếp đến thị trường sản phẩm chăn nuôi.

Giám định mức suy giảm khả năng lao động

(HBĐT) - Ông Bùi Đức Thắng (thành phố Hòa Bình) hỏi:Đề nghị cho biết trong những trường hợp nào người lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động?

Trao 65 xe lăn cho người khuyết tật TP Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 10/5, Hội Bảo trợ NTT và TMC tỉnh phối hợp với phòng LĐ-TB&XH TP Hòa Bình tổ chức trao 65 xe lăn cho các đối tượng khuyết tật trên địa bàn thành phố, trong đó có 4 đối tượng được cấp lại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục