Hội Nạn nhân CĐDC TPHB tặng quà cho nạn nhân Tô Ngọc Quang ở tổ 11, phường Đồng Tiến (TPHB).
(HBĐT) - “Cháu năm nay 26 tuổi nhưng lúc nào cũng ngây dại. Cái đầu to bất thường và đôi chân, đôi tay bị liệt không thể tự làm gì được. Bao năm nay, tôi khát khao được cháu cất tiếng gọi mẹ nhưng chỉ nhận được sự phì phì… từ cái lưỡi dài hơn bình thường.” – Bà Nguyễn Thị Hồng, mẹ nạn nhân CĐDC Tô Ngọc Quang ở tổ 11, phường Đồng Tiến (TPHB) giãi bày.
Đối với bà Hồng, nỗi đau cứ nối tiếp nỗi đau khi chồng bà là ông Tô Chì bị nhiễm CĐDC và mất từ năm 1993 để lại một thân bà với 3 đứa con bị nhiễm thứ chất hóa học quái ác. Đây chỉ là một trong những hoàn cảnh éo le mà những nạn nhân CĐDC gặp phải.
Ông Nguyễn Xuân Cảo, Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/điôxin tỉnh cho biết: Nạn nhân CĐDC là những người nghèo nhất trong những người nghèo, những người đau khổ nhất trong những người đau khổ. Toàn tỉnh có 4.692 người nghi phơi nhiễm CĐDC (trực tiếp 2.641 người, gián tiếp 2.051 người). Họ rất cần sự quan tâm, chia sẻ để vơi bớt nỗi đau và hòa nhập cộng đồng. Với vai trò, trách nhiệm của mình, Hội đã phát hành 1.500 thư của Chủ tịch UBND tỉnh kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tinh thần giúp nạn nhân; in 2.000 tờ rơi “Hãy đến với nạn nhân CĐDC”; xuất bản 500 ấn phẩm “Nỗi đau da cam” và phối hợp xây dựng các phóng sự nỗi đau da cam trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hội cũng đã tích cực động viên nạn nhân khắc phục khó khăn, xóa bỏ mặc cảm vươn lên trong cuộc sống. Đến nay, Hội đã kết nạp được 1.215 hội viên; 7 huyện, thành phố và 17 xã, phường, thị trấn đã thành lập được tổ chức Hội.
Để nâng cao chất lượng đời sống những nạn nhân CĐDC/điôxin, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị 20 ngày 17/8/2007 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác chăm sóc nạn nhân CĐDC. Chỉ đạo triển khai Kết luận 292 của Ban Bí thư T.Ư về việc giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ tiến hành trong chiến tranh ở Việt Nam và công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân CĐDC. UBND tỉnh đã ban hành quyết định công nhận Hội Nạn nhân CĐDC/điôxin tỉnh là một trong 13 Hội có tính chất đặc thù. MTTQ, đoàn thể các cấp đã tăng cường tuyên truyền để cán bộ, nhân dân hiểu rõ hơn về thảm họa CĐDC ở nước ta. Cùng với đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tinh thần nhân đạo, lòng nhân ái của mỗi người và toàn xã hội đối với nạn nhân CĐDC. Động viên đông đủ nhân dân tích cực tham gia ủng hộ nạn nhân CĐDC. 5 năm qua, các tổ chức, cá nhân trong, ngoài tỉnh đã hỗ trợ Quỹ nạn nhân CĐDC/điôxin tỉnh 9.272,3 triệu đồng (Hội CTĐ các cấp quản lý trên 5,7 tỉ đồng; Hội Nạn nhân CĐDC/điôxin các cấp quản lý gần 3,6 tỉ đồng). Thông qua nguồn quỹ, hàng năm, các cấp Hội CTĐ đã hỗ trợ cho 11.104 lượt nạn nhân, trị giá trên 2.672 triệu đồng. Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân CĐDC” đã hỗ trợ cho 6.935 lượt nạn nhân với số tiền 1.469,6 triệu đồng, xây dựng, nâng cấp 22 nhà điều trị phục hồi chức năng cho 8 người, cấp 14 xe lăn, 185 thẻ BHYT… Thông qua các chương trình phối hợp, Hội CTĐ cùng Bộ CHQS, Công đoàn Viên chức, Hội DN trẻ, Hội CCB, Đoàn thanh niên đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà, KCB miễn phí cho các nạn nhân, trị giá trên 456 triệu đồng. Hội Nạn nhân CĐDC các cấp đã sử dụng nguồn từ các tổ chức, cá nhân hảo tâm ủng hộ làm 33 nhà tình nghĩa, tặng 3.636 suất quà, trao 6 suất học bổng cho con nạn nhân, hỗ trợ vốn sản xuất cho 87 hộ gia đình nạn nhân. Hội đã phối hợp với Sở LĐ-TB&XH cải tạo, nâng cấp 11 gian nhà với diện tích 250,2m2 tại Trung tâm BTXH tỉnh, thành, nơi nuôi dưỡng nạn nhân CĐDC. Các tổ chức, cá nhân đã ủng hộ cho các nạn nhân và gia đình bằng sức lao động, tiền mặt, trị giá gần 762 triệu đồng. Việc thực hiện chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với nạn nhân được quan tâm hơn. Toàn tỉnh đã tiếp nhận 2.782 hồ sơ người hoạt động kháng chiến để giám định sức khỏe, có 2.382 người đủ điều kiện được hưởng trợ cấp.
Mặc dù đạt được những kết quả quan trọng nhưng công tác chăm sóc nạn nhân CĐDC vẫn còn những hạn chế. Công tác tuyên truyền và sự phối hợp giữa các cấp, ngành chưa thường xuyên; một số nơi chưa công khai xác nhận, thiết lập hồ sơ giám định bệnh tật. Các hoạt động xây dựng quỹ còn phân tán. Kinh phí hỗ trợ hàng năm cho tổ chức Hội còn hạn chế… Để tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân CĐDC, các giải pháp được tỉnh đưa ra tập trung vào tuyên truyền sâu rộng đến các tổ chức, cá nhân; tổ chức CVĐ mỗi CB, CC, VC, LĐ hàng năm trích một ngày lương xây dựng Quỹ. Các cấp ủy Đảng, chính quyền tạo điều kiện để Hội hoạt động có hiệu quả; chỉ đạo đổ chức đại hội tại 4 huyện còn lại. Đồng thời, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo để giúp đỡ nạn nhân CĐDC là việc làm thường xuyên, rộng khắp trong toàn xã hội. Kiên quyết đấu tranh, phê phán những thiếu sót, nhận thức sai lệch trong thực hiện chính sách ưu đãi đối với người bị nhiễm CĐDC. Tổ chức Hội cần làm tốt chức năng, nhiệm vụ được giao; chủ động xây dựng, duy trì hoạt động của Quỹ theo hướng ưu tiên hỗ trợ cho các hội viên nghèo ở vùng sâu, cao, những HS, SV bị ảnh hưởng CĐDC vươn lên rèn luyện tốt.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Để đẩy mạnh việc phát triển quỹ nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp tại khu vực đô thị, việc xây dựng và phát triển quỹ nhà ở cho công nhân lao động tại các KCN, ngày 20/4/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 18/NQ-CP về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho HS-SV các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các KCN tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg và Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg. Theo đó, Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, nhà ở dành cho người thu nhập thấp theo phương thức xã hội hóa.
(HBĐT) - Theo số liệu của Trung tâm YTDP tỉnh, bệnh tay-chân-miệng trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến khá phức tạp. Tính đến ngày 24/5, toàn tỉnh ghi nhận 1.269 ca mắc tại 148/210 xã, phường, thị trấn thuộc tất cả 11 huyện, thành phố. Trong đó, nhiều nhất là tại huyện Đà Bắc 199 ca, huyện Mai Châu 172 ca, TPHB 146 ca, huyện Kim Bôi 145 ca…
Một nghiên cứu trên 14 000 người tại Đan Mạch cho thấy nồng độ mỡ (các triglyceride) trong máu cao sẽ làm tăng nguy cơ bị đột quỵ đến 3 – 4 lần.
Người cao tuổi có những biến đổi rất đặc trưng do quá trình lão hóa. Tuy nhiên, theo BS. Nguyễn Thanh Huân, giảng viên bộ môn Lão khoa, Đại học Y Dược TP.HCM - Khoa Nội tim mạch, BV. Chợ Rẫy, nếu bắt đầu bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cùng sự vận động hàng ngày đều đặn thì dù tuổi cao nhưng cơ thể vẫn cường tráng, tinh thần vẫn sảng khoái, làm việc bền bỉ.
Bữa sáng là yếu tố quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe, đặc biệt đối với chị em phụ nữ thì bữa ăn này càng trở nên cần thiết hơn. Dưới đây là sáu loại thực phẩm và hoa quả thích hợp nhất cho bữa sáng của chị em.
(HBĐT) - Pà Cò là xã vùng cao của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện gần 40km, xã được chia làm 8 xóm gồm 452 hộ dân với 2.586 nhân khẩu, 100% người dân là đồng bào dân tộc Mông.