(HBĐT) - Bác sĩ Lê Thanh Tân, Trạm trưởng Trạm y tế xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) cho biết: Tại xã Đồng Tâm, trong những năm gần đây, sự mất cân bằng giới tính đã xảy ra, có thể nhận thấy tỷ lệ bé trai được sinh ra nhiều hơn bé gái, toàn xã có tới gần 60% bé trai, còn lại là bé gái.
Cũng tại BVĐK huyện Lạc Thủy, sự mất cân bằng giới tính còn thể hiện ở mức chênh lệch lớn hơn nhiều, theo báo cáo số liệu năm 2011 có 797 ca đẻ, trong đó, 451 trường hợp sinh bé trai, còn 346 trường hợp sinh bé gái.
Theo các bác sĩ ở khoa sản, phần nhiều các sản phụ khi nhập viện đã biết được giới tính của thai nhi trong bụng. Đây là một hiện tượng khá phổ biến, chỉ cần đến siêu âm ở các phòng khám tư nhân có thể dễ dàng biết giới tính của thai nhi. Đây phải chăng cũng là nguyên nhân dẫn đến sự mất cân bằng giới tính? Trao đổi với bác sĩ Vũ Việt Tùng, Giám đốc Trung tâm KHHGĐ huyện Lạc Thủy được biết: Hiện nay, trên địa bàn huyện, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh và huyện cũng đứng đầu trong toàn tỉnh về tỷ lệ mất cân bằng giới tính. Cứ 128 bé trai ra đời mới có 100 bé gái, sự tương quan này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng trong tương lai. Nhiều gia đình không chỉ sử dụng biện pháp nạo phá thai khi siêu âm xác định giới tính mà còn tìm mua “cẩm nang” tạo giới tính cho con được bày bán tràn lan trên thị trường, tính toán từ ăn uống, ngày, tháng làm sao để đạt ý nguyện. Thêm vào đó, đời sống của người dân ngày càng cao, nhiều gia đình không ngại sinh con thứ 3, chấp nhận chịu phạt để có được người nối dõi tông đường, trong đó, không ít gia đình là cán bộ, đảng viên. Trước thực trạng này, huyện Lạc Thủy đã triển khai những giải pháp nhằm giảm tình trạng này đến 15 xã, thị trấn trong toàn huyện. Trong đó, huyện tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới, lồng ghép nội dung bình đẳng giới vào kế hoạch phát triển KT-XH, tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những hành vi liên quan đến xác định giới tính thai nhi. Nâng cao nhận thức của người dân về giới, hậu quả mất cân bằng giới tính khi sinh nhằm hạn chế các hành vi không phù hợp với sinh đẻ theo quy luật tự nhiên.
Minh Thúy
(Đài Lạc Thủy)
(HBĐT) - Mới đây, dịch lợn tai xanh đã xuất hiện tại xã Dân Chủ (TPHB) và 4 xã Cư Yên, Liên Sơn, Nhuận Trạch, Hòa Sơn (Lương Sơn) gây tâm lý hoang mang cho các hộ chăn nuôi và người tiêu dùng. Phóng viên Báo Hòa Bình đã cuộc phóng vấn ông Lương Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi Cục thú y tỉnh về vấn đề này.
(HBĐT) - Ngày 29/5, BQL Dự án phòng, chống HIV/AIDS khu vực châu Á tỉnh Hoà Bình (Dự án Haarp) đã tổ chức hội nghị phối hợp liên ngành Y tế, Công an, LĐ-TB&XH triển khai can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV ngoài cộng đồng. Đến dự có trên 50 đại biểu đại diện cho các ngành và các đơn vị triển khai thực hiện Dự án.
(HBĐT) - Sở NN &PTNT vừa ban hành công văn số 387/SNN-TY, ngày 25/5/2012, “Về việc triển khai Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng phòng chống dịch lợn tai xanh”.
(HBĐT) - Sở Y tế vừa có văn bản thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc trên địa bàn tỉnh thu hồi lô thuốc Hoàn bổ thận âm do Công ty CP Dược phẩm Hải Phòng sản xuất. Số lô: 041011, ngày sản xuất: 05/10/2011, hạn dùng: 04/10/2013, SĐK: V932-H12-10. Đồng thời, Công ty cũng phải có trách nhiệm gửi thông báo tới các nhà phân phối và báo cáo về việc thu hồi trước ngày 3/6/2012. Nguyên nhân là do thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu giới hạn độ nhiễm khuẩn.
(HBĐT) - Để đẩy mạnh việc phát triển quỹ nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp tại khu vực đô thị, việc xây dựng và phát triển quỹ nhà ở cho công nhân lao động tại các KCN, ngày 20/4/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 18/NQ-CP về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho HS-SV các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các KCN tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg và Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg. Theo đó, Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, nhà ở dành cho người thu nhập thấp theo phương thức xã hội hóa.
(HBĐT) - Theo số liệu của Trung tâm YTDP tỉnh, bệnh tay-chân-miệng trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến khá phức tạp. Tính đến ngày 24/5, toàn tỉnh ghi nhận 1.269 ca mắc tại 148/210 xã, phường, thị trấn thuộc tất cả 11 huyện, thành phố. Trong đó, nhiều nhất là tại huyện Đà Bắc 199 ca, huyện Mai Châu 172 ca, TPHB 146 ca, huyện Kim Bôi 145 ca…