Dịch vụ ăn uống trước cổng trường học không được quản lý là mối nguy hiểm tiềm tàng dẫn đến ngộ độc thực phẩm. (ảnh chụp tại cổng trường THCS Võ Thị Sáu, phường Chăm Mát, TPHB).

Dịch vụ ăn uống trước cổng trường học không được quản lý là mối nguy hiểm tiềm tàng dẫn đến ngộ độc thực phẩm. (ảnh chụp tại cổng trường THCS Võ Thị Sáu, phường Chăm Mát, TPHB).

(HBĐT) - Năm 2011 và 4 tháng đầu năm 2012, toàn tỉnh đã xảy ra 31 vụ ngộ độc thực phẩm với 1.049 ca mắc, khiến 2 người tử vong. Trong khi đó, công tác bảo đảm chất lượng VSAT thực phẩm hiện nay đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

 

Trao đổi về công tác bảo đảm chất lượng VSAT thực phẩm, đồng chí Bùi Quang Huấn, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP trăn trở: Công tác bảo đảm chất lượng VSAT thực phẩm hiện đang vấp phải nhiều trở ngại. Từ việc vướng mắc khi thi hành Luật, thiếu kinh phí, đội ngũ cán bộ thiếu và yếu cho đến một số chủ hộ kinh doanh thiếu ý thức cũng như sự chủ quan của người tiêu dùng.  

Luật ATTP đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011, song đến nay vẫn chưa có các nghị định hướng dẫn Luật, các thông tư quy định hướng dẫn của các bộ, ngành T.ư dẫn đến bất cập cho việc kiện toàn lại Ban chỉ đạo, phân công nhiệm cho các thành viên BCĐ các cấp, đặc là các hoạt động chuyên môn. Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo 127 tỉnh và BCCĐ liên ngành về VSATTP tỉnh không có sự phối hợp lồng ghép dẫn đến tình trạng chồng chéo trong hoạt động. Hiện nay, nhân lực bố trí cho công tác VSATTP và lực lượng phối hợp thanh tra, kiểm tra vừa thiếu, vừa yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Kinh phí hoạt động hàng năm do chương trình mục tiêu quốc gia VSAT thực phẩm cấp hỗ trợ, không có hỗ trợ thêm của địa phương, do vậy khó đáp ứng yêu cầu thực tế.  

Bên cạnh đó, việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh hầu hết là nhỏ lẻ. Toàn tỉnh hiện có 8.219 cơ sở thực phẩm, gồm 900 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, 5.207 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 2.112 cơ sở dịch vụ ăn uống. Trong đó, tuyến tỉnh quản lý 112 cơ sở, tuyến huyện quản lý 2.851 cơ sở và tuyến xã quản lý đến 5.256 cơ sở. Nhưng hiện đang tồn tại một thực tế là cán bộ quản lý tuyến xã, phường, thị trấn chưa quan tâm đúng mức đến công tác bảo đảm chất lượng VSATTP tại cơ sở, do đó thiếu chủ động trong tổng hợp báo cáo, việc báo cáo chưa được thực hiện nghiêm túc, thường chậm so với quy định hoặc không có báo cáo riêng về bảo đảm chất lượng VSATTP. Các cơ sở SX-KD nhỏ lẻ nên khó đáp ứng được các quy định về điều kiện vệ sinh. Theo thống kê của Chi cục ATVSTP, qua thanh tra, kiểm tra liên ngành tại tuyến tỉnh, có đến 83% số cơ sở vi phạm; tuyến huyện, xã, phường, thị trấn có 24% số cơ sở vi phạm.  

Việc cấp giấy và thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP còn nhiều bất cập. Hiện nay, toàn tỉnh mới có trên 17% số cơ sở kinh doanh, chế biến, sản xuất thực phẩm được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP.  

Đồng chí Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP cho biết thêm: Hiện nay vẫn còn thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng còn lưu thông trên thị trường; nhất là ở các chợ vùng sâu, xa, cao. Tồn tại tình trạng ô nhiễm sinh vật, tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật, các chất độc hại trên nông sản, nguyên liệu thực phẩm; tồn dư chất tăng trưởng, tăng trọng, kháng sinh trên thịt, cá mà các ngành chưa có đủ năng lực và điều kiện kiểm soát. Việc vận chuyển, buôn bán phủ tạng động vật không an toàn, không được kiểm dịch diễn ra thường xuyên, khó quản lý. Ngoài ra cần phải kể đến tình trạng sử dụng chất phụ gia không được phép trong thực phẩm như hàn the, phẩm màu công nghiệp, foormon khiến người tiêu dùng lo lắng và bức xúc.  

Hiện nay, các bếp ăn tập thể trong bệnh viện, trường học, nhà trẻ chưa được quan tâm đúng mức, không được kiểm tra thường xuyên; người trực tiếp chế biến thức ăn không được tập huấn kiến thức về VSATTP. Bếp ăn tập thể không có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP khá phổ biến. Đây thực sự là mối nguy hiểm tiềm tàng có thể xảy ra ngộ độc tập thể. Công tác quản lý về VSATTP tại các lễ hội, khu du lịch, hội chợ, đám tang, đám cưới, dịch vụ sản xuất chế biến suất ăn... chưa được chú trọng. Tình trạng mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường, thức ăn sống chín để lẫn lộn, bụi bặm, ruồi muỗi phơi bán tự do... diễn ra phổ biến. Một thực tế đáng lo ngại khác là người tiêu dùng hiện nay vẫn còn chủ quan và hồn nhiên sử dụng các loại sản phẩm không an toàn này. Đặc biệt là dịch vụ ăn uống, quán bánh kẹo, nước giải khát trước các cổng trường chưa được quản lý; trong đó có nhiều thực phẩm không an toàn, không rõ nguồn gốc vẫn được nhiều học sinh ưa chuộng, thậm chí cả phụ huynh cũng mua cho con em mình sử dụng.  

Chất lượng ATVSTP có tác động trực tiếp đến sức khoẻ, thậm chí là tính mạng người sử dụng; về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến yếu tố giống nòi. Do đó, công tác bảo đảm ATVSTP rất cần sự quan tâm, vào cuộc tích cực của các sở, ngành liên quan để tạo chuyển biến về nhận thức, thay đổi hành vi của các tổ chức, cá nhân SX-KD thực phẩm, đặc biệt là nâng cao ý thức cho người tiêu dùng.

 

                                                                        Dương Liễu

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục