Tại phòng khám 620 Hoàng Hoa Thám (Hà Nội), các BS Trung Quốc đều đã xin nghỉ. Ảnh: Lê Việt

Tại phòng khám 620 Hoàng Hoa Thám (Hà Nội), các BS Trung Quốc đều đã xin nghỉ. Ảnh: Lê Việt

Cho đến ngày 2.7, tức là cách đây chưa đầy 1 tháng, đầy đủ 13 cơ sở y tế tư nhân có bác sĩ Trung Quốc làm việc trên địa bàn TP.Hà Nội đều tham dự đầy đủ một cuộc cam kết tuân thủ quy định hành nghề với sở y tế. Nhưng đến ngày 27.7, chỉ còn 4 cơ sở hoạt động.

 

Sự ra đi không kèn, không trống của họ chỉ đến khi Sở Y tế Hà Nội đến kiểm tra mới biết.

Lần lượt đóng cửa

Thời gian “thịnh” của các PK ở Hà Nội có BS Trung Quốc là năm 2010 với 19 cơ sở, có 23 BS. Sang đến năm 2011, chỉ có 13 cơ sở với 17 BS. Và đến nay, chỉ còn 4 cơ sở với 5 BS là 58 Sơn Tây, 298 Nguyễn Trãi,  709 và 981 Giải Phóng.

Lý do mà 9 PK liên tiếp ngừng hoạt động trong thời gian ngắn như vậy, một phần trong đó “dính” vào các vi phạm: PK 604 Trường Chinh đã bị tước giấy phép vì là cơ sở y học cổ truyền nhưng lại truyền dịch - một kỹ thuật thuộc tây y. PK 59 Khương Trung sử dụng BS nước ngoài không phép nên bị tạm thời thu hồi giấy phép. PK Maria cũng tạm đóng cửa chờ kết quả điều tra của cơ quan công an về cái chết của bệnh nhân Phong vừa qua.

Tuy nhiên cũng còn một loạt các PK  tự đóng cửa, chỉ có điều theo quy định khi ngừng hoạt động họ cũng cần có báo cáo với sở y tế. Nhưng sự ra đi không kèn không trống của họ chỉ khi Sở Y tế Hà Nội đến kiểm tra mới biết. Đó là 5 phòng chẩn trị y học cổ truyền tại 29 Quốc Tử Giám, 1G Bích Câu, 84 Trần Đại Nghĩa, 77 Giải Phóng, 70E Thụy Khuê. Bốn cơ sở khác ở 620 Hoàng Hoa Thám, 124 Láng Hạ vẫn hoạt động, nhưng các BS Trung Quốc ở đây đều đã xin nghỉ.

Đến ngày 26.7, thêm một PK nữa là 108 Trần Phú (Hà Đông) đã có đơn xin nghỉ. Sáng 27.7, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội tiếp tục ra quyết định xử phạt Cty TNHH Liên Việt Hoa - chủ đầu tư của 2 PK tại 620 và 614 Hoàng Hoa Thám - 20,5 triệu đồng. Tuy nhiên mới chỉ có PK 620 Hoàng Hoa Thám có giấy phép hoạt động. Còn PK 614 Hoàng Hoa Thám chưa có giấy phép nhưng vẫn mở cửa và đón bệnh nhân. Sở Y tế đã yêu cầu PK này cũng phải dừng hoạt động cho đến khi có giấy phép.

Càng kiểm tra, càng thấy sai phạm

Sở Y tế Hà Nội nhận định: Từ trước tới nay, số PK có BS Trung Quốc liên tục thay đổi, nhưng hiện tại là thời điểm ít PK cơ sở hoạt động nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Theo ông Nguyễn Việt Cường - Chánh Thanh tra Sở Y tế: Từ đầu năm đến nay, Thanh tra sở, các phòng y tế quận đã kiểm tra 22 lượt PK và phát hiện nhiều sai phạm. Tổng số tiền phạt các PK này là hơn 207 triệu đồng.

Theo ông Cường, khi thanh tra, những cơ sở mà PK có cùng  địa điểm làm việc với chủ đầu tư thì có khi đoàn vừa đến tuyên bố lý do, các BS Trung Quốc hành nghề “chui” đã chạy khỏi PK sang phòng khác của Cty đó. Với chức năng là thanh tra khám chữa bệnh, lực lượng kiểm tra không thể làm việc ngoài phạm vi PK. Vậy nên nhiều trường hợp không bắt được tận tay BS Trung Quốc đang hành nghề chui. Vì thế, ông Cường khuyến cáo, khi đến các PK này, người dân vẫn cần hỏi rõ về quy trình khám chữa bệnh, mức phí... 

Khi có vấn đề nảy sinh, cần liên hệ ngay với đường dây nóng của Thanh tra Sở Y tế (04.39985765, 24/24h).
Tại TP.Hà Nội, với các PK có yếu tố nước ngoài, không chỉ có BS Trung Quốc mà còn có các BS, điều dưỡng từ các quốc gia khác như Hàn Quốc, Pháp, Đức... tham gia khám chữa bệnh và giúp việc tại 9 cơ sở khác.

Thế nhưng, chỉ các PK có BS Trung Quốc luôn là tâm điểm thu hút chú ý của dư luận với nhiều chiêu quảng cáo quá mức và những lần bị xử phạt đình đám. Phải chăng đó là hậu quả của cách làm việc chụp giật, không bắt nguồn từ mong muốn cung cấp một dịch vụ khám chữa bệnh tốt cho người dân. Vì thế mà khi cơ quan quản lý nhà nước đang siết quản lý thì họ rủ nhau lánh nạn về nước tạm thời, chờ một ngày bể lặng... lại tái xuất.

BS đông y giỏi thực sự của Trung Quốc không bao giờ sang VN hành nghề. Theo tìm hiểu thực tế của tôi, những người sang VN hành nghề BS đông y đều là lao động tự do chứ không phải chuyên gia. Thực chất, họ sang làm thuê cho người VN. Tôi cho rằng lãnh sự quán VN cần phối hợp với Cục Trung y của Trung Quốc để xem các giấy tờ họ cung cấp có phải thật hay không.
(Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Xuân Hướng – nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam) 

                                                           Theo LaoDong

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục