Đại diện Phòng LĐ-TB&XH huyện Lạc Thủy thăm hỏi, tặng quà gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở thị trấn Chi Nê.
(HBĐT) - Ngày 17/8/2007, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 20-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác chăm sóc nạn nhân chất độc da cam/dioxin. 5 năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị 20, tăng cường tuyên tuyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, lòng nhân ái của mỗi người và toàn xã hội đối với nạn nhân chất độc da cam, huy động cả cộng đồng cùng chung tay chăm sóc, giúp đỡ, xoa dịu nỗi đau da cam cho các nạn nhân.
Theo số liệu điều tra, toàn tỉnh hiện có 4.692 người nghi phơi nhiễm chất độc da cam, trong đó, trực tiếp 2.641 người, gián tiếp 2.051 người đang sinh sống tại 171 xã, phường, thị trấn ở 11 huyện, thành phố. Đến nay, toàn tỉnh đã tiếp nhận 2.782 hồ sơ người hoạt động kháng chiến đề nghị giám định sức khỏe, có 2.382 người đủ điều kiện được hưởng trợ cấp gồm: trực tiếp 1.782 người, gián tiếp 600 người. Thời gian qua, công tác vận động, tập hợp, đoàn kết động viên nạn nhân chất độc da cam khắc phục khó khăn, xóa bỏ mặc cảm, vượt lên hòa nhập cộng đồng tiếp tục được đẩy mạnh. Các cấp ủy Đảng, chính quyền đã có nhiều hoạt động vận động toàn dân chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh đã phát hành 1.500 thư của Chủ tịch UBND tỉnh kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tinh thần giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, in 2.000 tờ rơi với chủ đề “Hãy đến với nạn nhân chất độc da cam”, tổ chức tọa đàm “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam”, xuất bản ấn phẩm “Nỗi đau da cam” gửi các xã, phường, thị trấn nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân hiểu rõ hơn về thảm hỏa chất độc da cam. Các phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”, “Tháng hành động vì nạn nhân chất độc da cam”, “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” đã trở thành phong trào quần chúng sâu rộng. Thông qua các đợt tuyên truyền đã kêu gọi các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong, ngoài tỉnh, tổ chức phi chính phủ ủng hộ xây dựng Quỹ trợ giúp nạn nhân chất độc da cam và trực tiếp giúp đỡ ngày công lao động, vật liệu… để sửa chữa nhà ở cho nạn nhân chất độc da cam với tổng số 9.272,3 triệu đồng. Trong đó, Quỹ nạn nhân chất độc da cam quản lý trên 5,7 tỉ đồng, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin các cấp quản lý trên 3,5 tỉ đồng. Từ nguồn quỹ, trong 5 năm qua đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam vượt lên bệnh tật, hòa nhập cộng đồng. Đối với các cấp Hội CTĐ, nhân tháng “Hành động vì nạn nhân chất độc da cam” đã hỗ trợ 11.104 lượt nạn nhân trị giá trên 2,7 tỉ đồng. Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” hỗ trợ 6.935 lượt nạn nhân với số tiền trên 1,4 tỉ đồng; xây dựng, nâng cấp 22 nhà CTĐ, nhà tình nghĩa trị giá trên 791 triệu đồng, trao tặng xe lăn, hỗ trợ điều trị phục hồi chức năng cho 22 người, cấp 185 thẻ BHYT cho nạn nhân… Thông qua các chương trình phối hợp giữa Hội CTĐ với các cơ quan, đơn vị, Hội, đoàn thể đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà, khám - chữa bệnh miễn phí… cho các nạn nhân với trị giá trên 456 triệu đồng. Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin các cấp trong tỉnh đã sử dụng nguồn quỹ ủng hộ làm 33 nhà tình nghĩa trị giá 380 triệu đồng, tặng trên 3.600 suất quà trị giá trên 688 triệu đồng, hỗ trợ vốn sản xuất cho 87 hộ gia đình nạn nhân phát triển kinh tế, trao 6 suất học bổng cho con nạn nhân đang học cao đẳng, đại học… Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân đã trực tiếp ủng hộ, giúp đỡ bằng tiền mặt, ngày công lao động, hiện vật đến nạn nhân, gia đình nạn nhân khắc phục khó khăn trong cuộc sống với trị giá trên 700 triệu đồng.
Đến nay, toàn tỉnh có 7/11 huyện, thành phố, 17/210 xã, phường, thị trấn thành lập Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin với trên 1.200 hội viên. Các cấp Hội thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, đợt vận động thu hút nhiều người tham gia, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết, động viên nạn nhân tham gia các hoạt động xã hội, hòa nhập cộng đồng, chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Công tác chăm sóc nạn nhân chất độc da cam/dioxin từng bước được xã hội hóa, nhận được sự quan tâm, phối hợp thực hiện của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và đông đảo nhân dân chung tay xoa dịu nỗi đau da cam, hỗ trợ, giúp đỡ các nạn nhân cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, ổn định trật tự, ATXH tại địa phương.
Hà Thu
(HBĐT) - Tại lễ ra quân phát động tháng cao điểm chiến dịch dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, ai cũng xúc động trước hoàn cảnh éo le của gia đình chị Nguyễn Thị Tín, thôn Đá Bạc, xã Liên Sơn (Lương Sơn). Hơn thế là sự mạnh mẽ, nỗ lực của chị Tín vượt qua hoàn cảnh, bệnh tật, dư luận để trở thành một tuyên truyền viên đầy tín nhiệm về HIV/AIDS; một chỗ dựa vững chắc cho các thành viên còn lại trong gia đình, đặc biệt là đứa con thiệt thòi của chị.
(HBĐT) - Thấm nhuần đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, trong những năm qua, công tác chăm sóc người có công (NCC), đền ơn - đáp nghĩa được cấp ủy, chính quyền xã Thu Phong (Cao Phong) quan tâm và triển khai thực hiện nhiều kế hoạch, hành động cụ thể. Các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với NCC được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng, các hộ chính sách được ưu tiên trong đào tạo nghề, vay vốn phát triển kinh tế gia đình.
(HBĐT)- Nhân kỷ niệm 65 năm ngày thương binh - liệt sỹ 27/7, ngày 24/7, T.Ư Hội CTĐ Việt Nam phối hợp với Hội CTĐ tỉnh, huyện Mai Châu tổ chức thăm hỏi, tặng quà gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng, nạn nhân CĐDC, người tàn tật tại thị trấn Mai Châu và xã Mai Hạ (Mai Châu).
(HBĐT) - Thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước đối với thương binh - gia đình liệt sỹ và người có công, trong những năm qua, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) luôn quan tâm và đẩy mạnh các hoạt động tình nghĩa. Các phong trào vườn cây tình nghĩa, sổ tiết kiệm tình nghĩa đã được các ngành, đoàn thể thị trấn thực hiện có hiệu quả như: đoàn thanh niên tổ chức giúp đỡ các gia đình thương binh - liệt sỹ và người có công với cách mạng; Hội phụ nữ với phong trào áo ấm tặng mẹ, tặng sổ tình nghĩa; Hội CCB với phong trào vườn cây tình nghĩa...
(HBĐT) - Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước là không để cho gia đình người có công với cách mạng có mức sống thấp hơn mức trung bình tại địa phương. Cùng với sự phát triển KT-XH, việc quan tâm những đối tượng chính sách tại huyện Đà Bắc luôn được ưu tiên.
(HBĐT) - Trở về sau khi thăm khám cho can phạm nhân, các y, bác sỹ Trại tạm giam Công an tỉnh lại cẩn thận ghi chép thông tin về tình hình sức khỏe can phạm nhân vào cuốn sổ nhỏ rồi xếp ngăn nắp trong ngăn tủ. Công việc tưởng chừng đơn giản, song để có những dòng tin ngắn ngủi kia, các anh phải đổi biết bao mồ hôi và cả nước mắt, thậm trí con mắt gièm pha, nghi hoặc của người đời về một nghề mà không nhiều người muốn làm.