Chậm phát triển trí tuệ không phải là một đơn thể bệnh mà là một nhóm trạng thái bệnh lý khác nhau về nguyên nhân, bệnh sinh nhưng có chung một bệnh cảnh lâm sàng đó là sự trì trệ về phát triển tâm thần có tính chất bẩm sinh hoặc mắc phải chủ yếu trong 3 năm đầu đời khi hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh về cấu trúc.

 
Chậm phát triển trí tuệ có nhiều mức độ từ nhẹ đến rất nặng. Ở những thể nặng chẩn đoán dễ dàng vì bệnh cảnh lâm sàng khá rõ nhưng can thiệp điều trị lại rất ít kết quả. Trẻ chậm phát triển trí tuệ thể nặng và thể vừa đều có những biểu hiện kém về mặt tư duy, cảm xúc, hành vi tác phong hoặc có những dị dạng cơ thể ở nhiều bộ phận. Rất may theo số liệu điều tra nghiên cứu của nhiều tác giả thì chậm phát triển trí tuệ thể nặng chỉ chiếm 5%.
 Ảnh minh họa

Còn chẩn đoán chậm phát triển trí tuệ thể nhẹ thì khó vì bệnh cảnh lâm sàng nhiều khi không rõ ràng nên khó phân biệt nó với giới hạn bình thường nhưng nó lại chiếm tới hơn 80%. Ở mức độ nhẹ này việc can thiệp bằng giáo dục, huấn luyện có thể giúp trẻ phát triển trí tuệ tốt hơn, hòa nhập tốt hơn vào môi trường xã hội. Chính vì vậy, cần phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh để có thể phục hồi sớm cho trẻ.

Có thể phát hiện sớm ở những tuần lễ đầu tiên như không có nhu cầu ăn bú (có thể kéo dài vài tháng), trẻ ít cựa quậy, ít hoặc không khóc, chậm cười, chập phản ứng theo tiếng động, chậm phát triển về tâm vận động như lẫy, ngồi, bò, đứng, đi, nói... chậm biết nhai. Trẻ chậm phát triển tâm thần thường có biểu hiện lâm sàng rõ rệt hay kín đáo ngay từ những tuần đầu.
 
Tuy nhiên, có một số trẻ phát triển bình thường tới một tuổi nào đó (thường trước 3 tuổi) rồi mới biểu hiện chậm phát triển tâm thần. Ngược lại, có trẻ có biểu hiện chậm phát triển về tâm vận động nhưng đến tuổi nào đó (thường trước 3 tuổi) lại phát triển nhanh đuổi kịp trẻ cùng tuổi. Do vậy, cần phải khám theo dõi cẩn thận sự phát triển của trẻ thì mới có kết luận chính xác và đưa ra cách xử trí kịp thời.     
 
                                                                      Theo Báo SKĐS
 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Toàn cảnh buổi hội thảo.
Toàn cảnh buổi truyền thông.
Không có hình ảnh

Cẩn thận bị cúm khi mang thai

Bệnh cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, do virus gây ra. Ở những nơi có khí hậu nóng ẩm như nước ta, bệnh cúm rất dễ lây từ người này sang người khác và nó mang độc tính cực kì nguy hiểm cho thai nhi. Vì vậy, nhiều phụ nữ khi mới mang thai lần đầu thường rất băn khoăn, lo lắng trước căn bệnh nguy hiểm và dễ lây nhiễm này.

Hạn chế chứng tiểu đêm

Tiểu đêm là tình trạng người bệnh phải thức giấc nhiều lần ban đêm để đi tiểu, do vậy thường dẫn đến mất ngủ, lâu ngày dẫn đến mệt mỏi, suy nhược thần kinh. Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ. Tiểu đêm thường là triệu chứng của nhiều bệnh như: tiểu đường, đái tháo nhạt…

Phòng bệnh lỵ ở trẻ em

Lỵ là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính gây tổn thương ruột già và đoạn cuối ruột non. Khác với người lớn, lỵ ở trẻ em có diễn biến cấp tính và thường rất nặng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp vào mùa hè và mùa mưa lũ. Bệnh có nguy cơ lây cao ở những vùng không được dùng nguồn nước sạch và ở trẻ em do chưa có ý thức về vệ sinh.

Cứu sống bé sinh non nặng 1 kg bị bỏ rơi

(HBĐT) - Khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh) vừa cứu sống và nuôi dưỡng thành công bé trai, sinh non khi mới được khoảng 28 – 29 tuần tuổi với cân nặng chỉ là 1 kg.

Khám sức khỏe cho hơn 850 học sinh nghèo trên địa bàn thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Trong 2 ngày 8-9/9, Dự án xây dựng TT văn hóa TTN phối hợp với tổ chức phi chính phủ GNI – Hàn Quốc và CLB Thầy thuốc trẻ Hòa Bình tổ chức chương trình khám sức khỏe cho học sinh ngèo trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

Cấp bách triển khai các giải pháp phòng- chống dịch cúm gia cầm

(HBĐT) - Chiều ngày 7/9, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 1220/QĐ-UBND về việc công bố dịch cúm gia cầm tại 2 xã Hòa Sơn và Hợp Hòa (Lương Sơn) kể từ ngày 7/9/2012. UBND tỉnh giao cho Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Thú y và các đơn vị có liên quan tổ chức chống dịch cúm gia cầm theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Hiện nay, trên địa bàn 2 xã Hòa Sơn, Hợp Hòa đang quyết liệt triển khai các biện pháp chống dịch. Chi cục Thú y đề nghị các huyện, thành phố chưa có dịch cần chủ động triển khai những giải pháp phòng- chống dịch cúm gia cầm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục