Bệnh cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, do virus gây ra. Ở những nơi có khí hậu nóng ẩm như nước ta, bệnh cúm rất dễ lây từ người này sang người khác và nó mang độc tính cực kì nguy hiểm cho thai nhi. Vì vậy, nhiều phụ nữ khi mới mang thai lần đầu thường rất băn khoăn, lo lắng trước căn bệnh nguy hiểm và dễ lây nhiễm này.
Bệnh cảm cúm là do các vi rút gây bệnh từ nước bọt, mũi và đờm của người bệnh thông qua không khí truyền sang người bình thường, tính lan truyền của nó rất mạnh dễ gây nên dịch.
Người mắc vi rút truyền nhiễm thường có các biểu hiện như: lúc nóng, lúc lạnh, sốt tương đối cao, đau đầu, toàn thân nhức mỏi, thường thì sau khi hạ sốt sẽ có các triệu chứng như là ngạt mũi, chảy nước mũi, đau họng v.v... khiến cho thể lực của người bệnh tiêu hao lớn và hồi phục chậm.
Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị lây mắc
Trước hết, cần khẳng định rằng phụ nữ khi mang thai dễ bị lây nhiễm cúm hơn và khi bị cúm thì thường nặng hơn phụ nữ bình thường. Bởi vì khi mang thai, cơ thể có sự giảm sút khả năng miễn dịch, do đó cúm nguy hiểm hơn với những phụ nữ mang thai. Tuy tỷ lệ tử vong của cúm rất thấp, song nguy cơ đó tăng lên nhiều lần đối với phụ nữ mang thai. Điều đáng lo ngại là không chỉ cúm mà hầu hết những bệnh do virus gây ra ở phụ nữ mang thai thường kéo dài hơn ở những phụ nữ khác. Trung bình một trường hợp bệnh cúm có thể kéo dài từ 3 - 4 ngày. Nhưng với phụ nữ mang thai có thể lâu hơn nhiều.
Một nguy cơ của cúm đó là bệnh có thể dẫn đến viêm phổi do virut. Vì phụ nữ mang thai có nhu cầu ôxy lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu đi, dó đó, viêm phổi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn nhiều. Còn các triệu chứng khác như: sốt, ho khi bị cúm ở phụ nữ mang thai không nặng hơn ở những phụ nữ khác.
Nguy hiểm với thai nhi
Phụ nữ mang thai bị cúm có thể gây ra một số nguy cơ đối với thai nhi, nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ. Một số trường hợp, phụ nữ mang thai bị cúm có thể làm tăng khả năng sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non trong những tháng cuối của thai kỳ. Ngoài ra, nếu phụ nữ mang thai bị cúm có thể còn dẫn đến những dị tật bẩm sinh nhẹ ở thai nhi như: hở hàm ếch... Tuy nhiên, hiếm khi có dị tật bẩm sinh nặng ở não. Cụ thể:
- Trong 3 tháng đầu thai kỳ: cúm có thể gây ra một số nguy cơ đối với thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, down…
- Trong 3 tháng giữa thai kỳ: nếu người mẹ bị cúm thì não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương
- Trong những tháng cuối của thai kỳ: cúm có thể làm tăng khả năng thai chết lưu hoặc đẻ non
Virut cúm A. |
Phòng bệnh tốt nhất là tiêm vắc -xin
Với phụ nữ, khi chuẩn bị kết hôn nên tiêm vắc-xin phòng cúm cho cả 2 vợ chồng. Xét về hiệu quả, tuy chưa được khẳng định hoàn toàn, song thực tế cho thấy hiện chưa có biện pháp dự phòng cúm nào cho người mang thai tốt hơn vắc-xin; Nâng cao thể trạng để có sức đề kháng tốt bằng cách tập thể dục và bổ xung những thực phẩm có lợi cho hệ miễn dịch như chất đạm, hoa quả giàu vitamin…
Trong trường hợp chẳng may bị cúm, điều quan trọng nhất các thai phụ không nên quá lo lắng, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ mà nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng mức. Đặc biệt, không nên tự ý dùng thuốc và chữa theo kiểu “kinh nghiệm dân gian”. Đồng thời, các thai phụ cần nâng cao sức đề kháng như: tăng cường dinh dưỡng, vitamin C, dầu cá, các vitamin nhóm B...
Theo Báo SKĐS
(HBĐT) - Chiều ngày 7/9, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 1220/QĐ-UBND về việc công bố dịch cúm gia cầm tại 2 xã Hòa Sơn và Hợp Hòa (Lương Sơn) kể từ ngày 7/9/2012. UBND tỉnh giao cho Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Thú y và các đơn vị có liên quan tổ chức chống dịch cúm gia cầm theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Hiện nay, trên địa bàn 2 xã Hòa Sơn, Hợp Hòa đang quyết liệt triển khai các biện pháp chống dịch. Chi cục Thú y đề nghị các huyện, thành phố chưa có dịch cần chủ động triển khai những giải pháp phòng- chống dịch cúm gia cầm.
(HBĐT) - Ngày 8/9, xã Hòa Sơn (Lương Sơn) đã có thêm 1 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 được phát hiện tại thôn Đồng Gội với tổng số 196 con gà, 87 con ngan mắc. Sau khi tiến hành kiểm tra, phát hiện các biểu hiện bệnh giống với cúm H5N1, Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm cấp huyện, xã đã phối hợp với lực lượng thú y tiến hành tiêu hủy toàn bộ số gà, ngan mắc cúm gia cầm.
(HBĐT) - Ngày 7/9, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 1220/QĐ-UBND về việc công bố dịch cúm gia cầm tại 2 xã Hòa Sơn và Hợp Hòa (Lương Sơn) kể từ ngày 7/9/2012. UBND tỉnh giao cho Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Thú y và các đơn vị có liên quan tổ chức chống dịch cúm gia cầm theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
(HBĐT) - Giáo dục SKSS VTN là một trong những nội dung quan trọng và cần thiết đối với học sinh các trường phổ thông. Lứa tuổi học sinh THCS và THPT (từ 11 - 18) là giai đoạn tuổi dậy thì, trong cơ thể các em có nhiều thay đổi lớn về tâm sinh lý, sự thay đổi đó diễn ra từng ngày. Đây là thời kỳ các em phát triển đầy tiềm năng nhưng cũng rất mong manh.
(HBĐT)- Ngày 5/9, nhóm “Tình nguyện vì sự phát triển” và “Bloggers Nhân Ái” tại Hà Nội đã phối hợp với phòng GD & ĐT huyện Kỳ Sơn đến thăm và tặng quà cho học sinh khuyết tật, khó khăn tại trường Tiểu học Dân Hòa – xã Dân Hòa.
(HBĐT) - Ngành y tế có 50 đơn vị trực thuộc với khoảng 2.000 CB, NV. Khắc phục những khó khăn về CSVC, thiếu đội ngũ cán bộ trình độ chuyên môn cao, cán bộ trong toàn ngành đã tích cực tham gia các phong trào thi đua, nỗ lực thực hiện hiệu quả các chương trình y tế đề ra.