Lỵ là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính gây tổn thương ruột già và đoạn cuối ruột non. Khác với người lớn, lỵ ở trẻ em có diễn biến cấp tính và thường rất nặng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp vào mùa hè và mùa mưa lũ. Bệnh có nguy cơ lây cao ở những vùng không được dùng nguồn nước sạch và ở trẻ em do chưa có ý thức về vệ sinh.

 

Tác nhân gây bệnh

Do vi khuẩn shigella, có 4 chủng (Shigella dysenterias - nhóm A, S.flexneri - nhóm B, S.boydii - nhóm C, S.sonnei-nhóm D), vi khuẩn dài, hình que ngắn (nên gọi trực trùng), gram (-), không di động. Dễ nuôi trong môi trường thạch ở nhiệt độ 37 độ. Trực khuẩn lỵ có thể sống ở đất được vài tháng, ở ruồi nhặng 2 - 3 ngày, ở đồ chơi, đồ dùng, giường chiếu được vài ngày, ở sữa và chế phẩm của sữa còn có khả năng phát triển mạnh hơn.

 Rửa tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ.

Mỗi năm trên thế giới có khoảng 600.000 bệnh nhân tử vong do lỵ trực khuẩn. 2/3 số trường hợp mắc và tử vong là ở trẻ em dưới 10 tuổi. Bệnh ít gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Bệnh hay gặp ở nơi đông người, vệ sinh kém: trung tâm nuôi dưỡng trẻ, trại mồ côi, vùng lũ lụt.

Lỵ dễ bị chết nếu phơi ở ánh nắng mặt trời, nếu đun sôi sẽ chết trong 10 phút. Vi khuẩn lỵ có khả năng sinh sôi và gây bệnh rất mạnh. Chỉ cần 10 - 100 trực khuẩn là có thể gây bệnh ở người.

Dễ lây lan thành dịch

Có 2 phương thức lây truyền trực tiếp và gián tiếp. Lây trực tiếp là lây từ người bị bệnh sang người lành hoặc do tay bị nhiễm khuẩn. Những người có nguy cơ lây cao như không rửa tay sau khi đi ngoài, để móng tay dài, không rửa tay trước khi ăn . Yếu tố lây nhiễm qua trung gian như đồ dùng chung, thực phẩm, nước uống (hay tắm ao hồ nhiễm trực khuẩn), ruồi nhặng...

Trực khuẩn lỵ từ miệng qua dạ dày, tại đây một số bị diệt bởi dịch vị, số còn lại qua ruột non đến ruột già bám dính vào niêm mạc, xâm nhập qua niêm mạc và gây bệnh. Tất cả mọi người đều có tính cảm nhiễm với bệnh. Trẻ em nhất là trẻ suy dinh dưỡng nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.

Những dấu hiệu của bệnh

Thời kỳ ủ bệnh từ 12 đến 96 giờ. Sau đó khởi phát thường đột ngột với các triệu chứng sau:

Nếu nhẹ, đau bụng từng cơn, buồn đi ngoài (lúc đầu phân lỏng về sau nhớt nhầy, mủ) 10 - 15 lần/ngày. Nặng thì có biểu hiện đau quặn bụng từng cơn, mót rặn dữ dội. Trẻ khóc từng cơn khi đi ngoài, phân lỏng, đi nhiều lần, số lượng ít, phân có nhày, có khi phân toàn máu “như nước rửa thịt” hoặc màu “máu cá”. Có khi phân nhày như mủ và rất tanh.

 Trực khuẩn lỵ Shigella.

Có sốt, nhẹ thì 38 - 39oC, nặng thì 40 - 41oC, có khi sốt cao gây co giật. Biểu hiện khác: tăng urê huyết, hạ natri và đường huyết, bất thường ở hệ thần kinh (co giật, rối loạn tri giác, tư thế bất thường...). Ít phổ biến hơn có thể gặp viêm khớp phản ứng, đau nhức toàn thân, nước tiểu có albumin. Có thể có sốc, hôn mê (đặc biệt trong thể lỵ nhiễm độc do S. shigae).

Xét nghiệm có giá trị nhất để phát hiện trực khuẩn lỵ là cấy phân để xác định căn nguyên gây bệnh và làm kháng sinh đồ. Soi phân tươi tìm hồng cầu và bạch cầu trong phân, định týp huyết thanh chỉ có giá trị nghiên cứu, đặc biệt trong mùa dịch. Xét nghiệm công thức máu có bạch cầu tăng cao. Các xét nghiệm khác đánh giá mức độ rối loạn nội môi: điện giải đồ, protit, ure, creatinin, khí máu.

Cần chú ý phân biệt với các bệnh tiêu chảy ở trẻ em như tiêu chảy do virut, do nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn, lỵ amip, E. coli và lồng ruột...

Phòng bệnh bằng cách giữ vệ sinh hằng ngày

Phát hiện sớm và điều trị triệt để là biện pháp quan trọng tránh cho bệnh lây lan thành dịch hoặc trở thành ổ chứa mầm bệnh. Để phòng lỵ ở trẻ em, việc giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ cần được chú trọng hàng đầu như: rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; cắt ngắn móng tay, không phóng uế bừa bãi; vệ sinh thức ăn, nước uống: ăn chín, uống sôi, bảo quản thức ăn tốt; cắt đường lây truyền trung gian gây bệnh (diệt ruồi, nhặng); nếu bị bệnh, cần được điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ và cần được cách ly 10 - 15 ngày.

Nếu bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch, cần báo ngay với cơ quan kiểm dịch tại địa phương.    

 

                                                                  Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hải chăm sóc cháu bé tại đơn nguyên sơ sinh của khoa.
Các em học sinh được nghe tư vấn và nhận thuốc miễn phí từ Ban tổ chức chương trình.
Cán bộ Chi cục Thú y mổ khám xác định bệnh tại thôn Đồng Táu, xã Hòa Sơn (Lương Sơn).
Đội phòng chống dịch huyện Lương Sơn phun tiêu độc khử trùng vùng ổ dịch tại thôn Đồng Gội, xã Hòa Sơn.

Công bố dịch cúm gia cầm tại xã Hòa Sơn và Hợp Hòa 

(HBĐT) - Ngày 7/9, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 1220/QĐ-UBND về việc công bố dịch cúm gia cầm tại 2 xã Hòa Sơn và Hợp Hòa (Lương Sơn) kể từ ngày 7/9/2012. UBND tỉnh giao cho Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Thú y và các đơn vị có liên quan tổ chức chống dịch cúm gia cầm theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Hiệu quả công tác giáo dục SKSS vị thành niên trong trường học

(HBĐT) - Giáo dục SKSS VTN là một trong những nội dung quan trọng và cần thiết đối với học sinh các trường phổ thông. Lứa tuổi học sinh THCS và THPT (từ 11 - 18) là giai đoạn tuổi dậy thì, trong cơ thể các em có nhiều thay đổi lớn về tâm sinh lý, sự thay đổi đó diễn ra từng ngày. Đây là thời kỳ các em phát triển đầy tiềm năng nhưng cũng rất mong manh.

Tặng quà cho học sinh khuyết tật, khó khăn trường Tiểu học Dân Hòa

(HBĐT)- Ngày 5/9, nhóm “Tình nguyện vì sự phát triển” và “Bloggers Nhân Ái” tại Hà Nội đã phối hợp với phòng GD & ĐT huyện Kỳ Sơn đến thăm và tặng quà cho học sinh khuyết tật, khó khăn tại trường Tiểu học Dân Hòa – xã Dân Hòa.

Thực hiện hiệu quả các chương trình y tế

(HBĐT) - Ngành y tế có 50 đơn vị trực thuộc với khoảng 2.000 CB, NV. Khắc phục những khó khăn về CSVC, thiếu đội ngũ cán bộ trình độ chuyên môn cao, cán bộ trong toàn ngành đã tích cực tham gia các phong trào thi đua, nỗ lực thực hiện hiệu quả các chương trình y tế đề ra.

Hội Người cao tuổi TP. Hòa Bình nỗ lực xây dựng quỹ “Chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi”

(HBĐT) - Hiện nay, Hội NCT thành phố có 9.467 hội viên của 15 cơ sở hội, 222 chi hội, 271 tổ, 1.713 hội viên tham gia công tác Đảng, chính quyền (làm Bí thư chi bộ, tổ trưởng, MTTQ…), 2.430 hội viên tham gia công tác khuyến học, khuyến tài.

Bệnh tan máu bẩm sinh ở trẻ - Cần phòng trước khi chống

(HBĐT) - Bệnh tan máu bẩm sinh ở trẻ tên khoa học là bệnh Thalassemia có biểu hiện thiếu máu, vàng da, gan lách to, biến dạng xương. Đây là bệnh không lây, nguyên nhân cả bố và mẹ mang gen ẩn di truyền cho con. Hiện nay, ở Việt Nam đây là loại bệnh chưa chữa được. Tuy nhiên, đây là bệnh phòng tránh được, nếu nam nữ mang gen ẩn bệnh thì không nên kết hôn với nhau, nếu lấy nhau thì đứa trẻ sinh ra mắc bệnh chiếm tỷ lệ 25%. Chính vì thế tư vấn, xét nghiệm trước hôn nhân là rất cần thiết để sinh ra những đứa con khỏe mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục