Thực phẩm có vị cay có tác dụng kích thích vị giác.

Thực phẩm có vị cay có tác dụng kích thích vị giác.

Thực phẩm có vị cay như: ớt, tiêu, gừng được coi là một trong những loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn loại gia vị này.

 
Hầu hết, các loại thực phẩm có vị cay như: ớt, gừng, tỏi, tiêu có chứa capsaicin, các chất dầu thơm thực vật hoặc giàu chất kiềm có tác dụng kích thích vị giác, làm tăng cảm giác ngon miệng trong mỗi bữa ăn. Khi ăn thực phẩm cay các dây thần kinh ở mặt lưỡi bị kích thích các tín hiệu cảm giác “cay”, được truyền lên não bộ. Quá trình tiết nước bọt trong khoang miệng và các men tiêu hoá trong dạ dày sẽ nhanh hơn và việc tiêu hoá thức ăn cũng trở nên dễ dàng hơn.

Theo quan niệm của Y học cổ truyền, các loại thực phẩm vị cay, tính nóng, có tác dụng tốt trong việc, tăng cường tuần hoàn máu và nâng cao nhiệt độ cơ thể khi trời lạnh. Ngoài ra, các thực phẩm cay còn chứa nhiều vitamin A, C, các chất kháng sinh thực vật alicin giúp chống lại các virút gây bệnh, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa cảm cúm. Tinh dầu từ gừng, tỏi có công dụng sát trùng, diệt khuẩn, chống viêm nhiễm nhờ chứa glucogen. Bên cạnh đó,  các loại thực phẩm cay còn giàu hidrat cacbon, inulin, fitoxterin, phốt pho, i-ốt, sắt, canxi và các nguyên tố vi ôxy hoá có trong thành phần của các thực phẩm này sẽ giúp làm “trẻ hoá” và khôi phục hoạt động của các tế bào trong cơ thể.

 Thực phẩm có vị cay có tác dụng kích thích vị giác.

Tuy nhiên, một số trường hợp cần hạn chế ăn đồ cay trong bữa ăn hàng ngày như:  Những người mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp hay các bệnh về phổi không nên ăn cay vì sau khi ăn, lượng máu lưu thông bị kích thích tăng lên đột ngột làm nhịp tim nhanh hơn, có thể dẫn tới hiện tượng truỵ tim mạch.

Khi  mắc các bệnh về đường tiêu hoá như: viêm, loét, phù nề, ung thư dạ dày, viêm thực quản tuyệt đối không sử dụng vì các thực phẩm cay có tính nóng khi ăn có thể kích thích làm bong các lớp niêm mạc dẫn tới chảy máu trong hoặc làm các vết viêm loét càng trở nên trầm trọng.

Những bệnh nhân mắc các bệnh như: viêm túi mật, sỏi mật, viêm tuyến tuỵ khi ăn các đồ ăn cay có thể làm các thành động mạch co lại, quá trình tiết mật trong túi mật cũng gặp nhiều khó khăn. Bệnh nhân có thể gặp phải những cơn co rút nhẹ… Người mắc bệnh trĩ nên loại bỏ đồ ăn cay ra khỏi thực đơn hàng ngày vì tính nóng của loại thực phẩm này càng làm bệnh trầm trọng hơn. Đối với những người cơ thể suy nhược do dương khí kém, người thể nhiệt, thai phụ,… cũng nên hạn chế ăn đồ cay để đảm bảo sức khỏe. 

 

                                                                       Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục