Cán bộ Trạm y tế xã Lâm Sơn (Lương Sơn) thực hiện truyền thông về bình đẳng giới cho phụ nữ mang thai.

Cán bộ Trạm y tế xã Lâm Sơn (Lương Sơn) thực hiện truyền thông về bình đẳng giới cho phụ nữ mang thai.

(HBĐT) - Qua số liệu điều tra về tỷ số giới tính khi sinh tại xã Lâm Sơn (Lương Sơn) trong 3 năm liền cho thấy: năm 2010 là 93 bé trai/100 bé gái, năm 2011 là 195,8 bé trai/100 bé gái, 6 tháng đầu năm 2012 là 200 bé trai/100 bé gái. Như vậy, cho thấy trong 2 năm gần đây, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh của xã có sự gia tăng chênh lệch một cách đột biến giữa nam và nữ.

 

Lâm Sơn hiện là xã có tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh cao nhất toàn tỉnh. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng trên là do phong tục tập quán còn nặng nề, coi trọng nam hơn nữ, người đàn ông phải là trụ cột gia đình, trong gia đình phải có con trai để nối dõi tông đường, lo việc thờ cúng, con gái lập gia đình thì theo chồng và phải lo công việc cho nhà chồng, con phải mang họ cha... Đồng thời, khi thực hiện chính sách về DS-KHHGĐ và đời sống người dân nâng lên, mỗi gia đình lại luôn cân nhắc hơn việc lựa chọn giới tính khi sinh con. Điều đó lý giải vì sao không ít gia đình đã lạm dụng tiến bộ khoa học, nhờ vào siêu âm chẩn đoán để xác định giới tính mong muốn có được con trai.  

Chị Hoàng Thị Hằng, xóm Rổng Tằm tâm sự: Tôi mang thai lần thứ 2 được 4 tháng rồi, cháu đầu là con gái nên lần này mang thai vợ chồng tôi cũng rất lo lắng, không biết   có đẻ được con trai hay không vì chồng tôi là con cả trong  gia đình.  

Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết, những năm trước đây, trước sức ép về gia tăng dân số quá nhanh, xã mới chỉ chú trọng tới việc làm sao để khống chế tốc độ gia tăng dân số tự nhiên, chưa chú trọng tới truyền thông về bình đẳng giới. Do vậy, người dân chưa thực sự ý thức về mức độ ảnh hưởng cho tương lai do tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Công tác dân số mới chỉ chủ yếu tập trung tác động vào phụ nữ. Do vậy, tỷ lệ nam giới thực hiện các biện pháp KHHGĐ chưa cao.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hương, Trạm trưởng trạm y tế xã Lâm Sơn cho biết: Để giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, UBND xã đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Phối hợp với các ban, ngành tuyên truyền cho chị em về vấn đề bình đẳng giới nhằm làm chuyển biến sâu sắc về nhận thức, tâm lý, tập quán sinh đẻ. Đồng thời, đánh giá tình hình thực hiện công tác DS-KHHGĐ để có kế hoạch khắc phục mọi yếu kém, kiên quyết ngăn chặn khuynh hướng sinh nhiều con. 

Ngoài ra, cần đưa các nội dung về bình đẳng giới vào tiêu chí gia đình văn hóa trong hương ước, quy ước hoặc thỏa ước tập thể. Đồng thời, có chính sách khích lệ đối với các gia đình sinh con gái có thành tích trong xây dựng gia đình văn hóa, các em gái có thành tích học tập tốt. Có chính sách hỗ trợ, nuôi dưỡng và chăm sóc người cao tuổi, đặc biệt là những người già không nơi nương tựa, những người sinh con một bề là gái đã hết tuổi lao động.  

Để thực hiện có hiệu quả chiến lược cải thiện tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại xã Lâm Sơn, đòi hỏi các biện pháp can thiệp phải mang tính bền vững và lâu dài. Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực của ngành y tế xã rất cần sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể để từng bước khống chế, kiểm soát có hiệu quả tốc độ gia tăng dân số, tiến tới ổn định cân bằng giới tính khi sinh trong thời gian tới.         

 

                                          Kim Tuất  (Trung tâm TT-GDSK)

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục