Cán bộ chuyên trách DS- KHHGĐ xã Mai Hịch (Mai Châu) tuyên truyền chính sách dân số tới người dân trên địa bàn.
(HBĐT) - Theo Phòng DS- KHHGĐ (Chi cục DS- KHHGĐ tỉnh), từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có 6 huyện với 21 trường hợp đảng viên, công chức, viên chức sinh con thứ 3.
Trong đó, huyện Cao Phong có 3 đảng viên, 1 công chức- viên chức sinh con thứ 3; Yên Thủy 4 đảng viên; Lạc Thủy 3 đảng viên, 2 công chức; Kỳ Sơn 1 đảng viên; Tân Lạc 1 đảng viên; Lương Sơn 3 đảng viên, 3 công chức- viên chức sinh con thứ 3. Hiện nay, Chi cục DS- KHHGĐ tỉnh đang chỉ đạo Trung tâm DS- KHHGĐ các huyện, thành phố tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về thực hiện Pháp lệnh DS- KHHGĐ.
H.L
(HBĐT) - Vừa qua, Chi cục Phòng - chống TNXH tỉnh phối hợp với Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục – LĐ&XH tỉnh, Phòng LĐ-TB&XH huyện Mai Châu tổ chức đưa 35 người nghiện ma túy tại các xã Bao La, Piềng Vế (Mai Châu) đi tập trung cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - LĐ&XH tỉnh trong khuôn khổ kế hoạch cai nghiện theo Nghị định 94/2010/ NĐ-CP về cai nghiện tự nguyện tại gia đình và cộng đồng.
(HBĐT) - Hội CTĐ thành phố Hòa Bình có 24 cơ sở hội với 430 chi hội đang chung tay hoạt động không mệt mỏi để làm dịu nỗi đau, bớt sự khó khăn cho những hoàn cảnh, những đối tượng đau yếu, chất độc da cam.
(HBĐT) - Gần đây, nhiều hộ chăn nuôi ở vùng dịch cúm gia cầm của huyện Lương Sơn như Hòa Sơn, Lâm Sơn, Hợp Hòa… hoang mang, lo lắng bởi cùng với việc cấm trại, kiểm dịch nghiêm ngặt, sản phẩm gia cầm do bà con làm ra như gà, vịt nuôi thịt, trứng gia cầm không được xuất ra thị trường.
Trong gần 1 tháng trở lại đây, dịch đau mắt đỏ (viêm kết mạc) lại bùng phát tại một số tỉnh phía Bắc và Hà Nội. Nguyên nhân bệnh đau mắt đỏ lây lan nhanh chóng trong cộng đồng là do thay đổi thời tiết, mưa nhiều, độ ẩm cao... Ngoài ra, còn do vệ sinh kém, tiếp xúc quá gần người bệnh hoặc chính đôi tay bẩn là tác nhân làm lây lan bệnh.
Ở Việt Nam, theo thống kê của Hội tĩnh mạch học TP. HCM tỉ lệ người bị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới chiếm vào khoảng 5 - 8% những người trưởng thành. Bệnh hay xảy ra phụ nữ có gia đình mang thai nhiều lần, những phụ nữ trẻ làm việc văn phòng phải đứng hay ngồi nhiều, những người béo phì và những bệnh nhân lớn tuổi.
Phần lớn những phụ nữ khi mang thai, nhất là vào những tháng cuối của thai kỳ, đều bị phù chân. Chân phù Làm cho việc đi lại trở nên khó khăn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Có nhiều nguyên nhân gây phù chân ở sản phụ. Trong đó có một nguyên nhân ít được chú ý đến đó là phù chân do suy và giãn tĩnh mạch.