Khi tiếp xúc với gia cầm ốm cần có các biện pháp bảo hộ như đeo khẩu trang, kính, găng tay, mặc quần áo bảo hộ.
(HBĐT) - Dịch cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp tại huyện Lương Sơn. Trong đó, dịch đã bùng phát tại 2 xã Hoà Sơn, Hợp Hoà với trên 1.000 con gia cầm bị tiêu huỷ. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút tuýp A/H5N1 thể độc lực cao, làm chết tới 100% gia cầm mắc bệnh.
Đáng lo ngại là từ gia cầm bệnh, vi rút có thể lây sang người, gây tử vong với tỷ lệ cao. Thời gian qua đã có 2 người ở các tỉnh miền
Ông Vũ Quốc Hải, Trưởng khoa kiểm soát dịch bệnh (Trung tâm YTDP tỉnh) cho biết: Vi rút cúm A/H5N1 ở gia cầm có thể lây sang người qua đường hô hấp bởi các giọt nhỏ nhớt dãi, dịch tiết đường hô hấp và tiêu hóa của gia cầm bệnh. Hoặc cũng có thể do người dân hít phải không khí có bụi từ phân gia cầm, dịch tiết khô mang vi rút còn sống. Về biểu hiện, người bị bệnh cúm A/H5N1 có các triệu chứng của cúm A điển hình với các dấu hiệu đau đầu, đau mình mẩy; sốt cao trên 380C, viêm long đường hô hấp (chảy nước mũi, hắt hơi), người mệt mỏi, có thể có rối loạn tiêu hóa. Ngoài các triệu chứng trên, bệnh cúm A/H5N1 diễn biến rất nhanh với các biểu hiện của viêm phổi nặng (ho khan, đau tức ngực, khó thở, tím tái, nghe phổi có ran) dẫn tới suy hô hấp, sốc nhiễm trùng và có thể suy nhiều phủ tạng khác cùng lúc kèm theo dẫn tới tử vong.
Trước tình hình đó, Trung tâm YTDP huyện Lương Sơn đã gửi công văn đề nghị các địa phương thực hiện các biện pháp phòng lây bệnh cúm A/H5N1 sang người. Đồng thời, thực hiện truyền thông bằng nhiều hình thức như trên Đài TT-TH huyện, phát tờ rơi, truyền thông trực tiếp tại hộ gia đình. Thực hiện giám sát những người có tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị bệnh. Cán bộ y tế cơ sở thường xuyên theo dõi và yêu cầu những người được giám sát nếu thấy có biểu hiện cảm cúm, khó thở thì đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra. Bà Hoàng Thị Hay, Trạm trưởng Trạm y tế xã Hợp Hoà cho biết: Bệnh cúm gia cầm đã bùng phát vào đầu tháng 9 tại khu chăn nuôi của gia đình ông Hoàng Văn Dương, xóm Suối Cỏ với số lượng khoảng 400 con. Khi phát hiện gia cầm chết, gia đình đã báo cơ quan chức năng và được xác định là nhiễm vi rút cúm A/H5N1. Cơ quan thú y phối hợp với cán bộ Trạm y tế đã tiến hành rắc vôi bột, phun khử trùng tiêu độc và tiêu huỷ toàn bộ số gia cầm. Cán bộ của trạm cũng đã tiến hành khử trùng nhà cửa của hộ gia đình ông Dương và các hộ xung quanh bằng dung dịch cloramin B, đồng thời và tiến hành truyền thông trực tiếp cho các hộ những biện pháp phòng lây nhiễm sang người.
Để phòng bệnh lây sang người, ông Vũ Quốc Hải, Trưởng khoa kiểm soát dịch bệnh (Trung tâm YTDP tỉnh) khuyến cáo: Người dân khi thấy gia cầm ốm phải báo ngay cho cơ quan thú y, chính quyền địa phương biết để có biện pháp xử lý. Người dân không nên tiếp xúc, vận chuyển và giết mổ, ăn gia cầm bị ốm. Trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc với gia cầm bị ốm cần phải có các biện pháp bảo hộ như đeo khẩu trang, kính, găng tay, quần áo bảo hộ. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối nhạt hay dung dịch sát khuẩn, tập thể dục và ăn uống đầy đủ để nâng cao sức khỏe. Khi bị sốt cao có liên quan đến gia cầm bị bệnh phải đến ngay cơ quan y tế để điều trị kịp thời.
Cẩm Lệ
Trong gần 1 tháng trở lại đây, dịch đau mắt đỏ (viêm kết mạc) lại bùng phát tại một số tỉnh phía Bắc và Hà Nội. Nguyên nhân bệnh đau mắt đỏ lây lan nhanh chóng trong cộng đồng là do thay đổi thời tiết, mưa nhiều, độ ẩm cao... Ngoài ra, còn do vệ sinh kém, tiếp xúc quá gần người bệnh hoặc chính đôi tay bẩn là tác nhân làm lây lan bệnh.
Ở Việt Nam, theo thống kê của Hội tĩnh mạch học TP. HCM tỉ lệ người bị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới chiếm vào khoảng 5 - 8% những người trưởng thành. Bệnh hay xảy ra phụ nữ có gia đình mang thai nhiều lần, những phụ nữ trẻ làm việc văn phòng phải đứng hay ngồi nhiều, những người béo phì và những bệnh nhân lớn tuổi.
Phần lớn những phụ nữ khi mang thai, nhất là vào những tháng cuối của thai kỳ, đều bị phù chân. Chân phù Làm cho việc đi lại trở nên khó khăn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Có nhiều nguyên nhân gây phù chân ở sản phụ. Trong đó có một nguyên nhân ít được chú ý đến đó là phù chân do suy và giãn tĩnh mạch.
(HBĐT) - Mức giá dịch vụ khám-chữa bệnh (KCB) trong các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh đã được HĐND tỉnh thông qua trong kỳ họp tháng 7/2012 và chính thức được các bệnh viện áp dụng từ ngày 1/8.
(HBĐT) - Gần đây, ở xóm Bương, xã Nam Sơn (Tân Lạc) có 1 cặp vợ chồng ý định sinh con thứ 3. Ngay khi phát hiện trường hợp này đang sử dụng biện pháp tránh thai bỗng ngừng dùng thuốc uống, CTV dân số Đinh Thị Thiện đã tới thăm hộ gia đình tuyên truyền, vận động. Cùng một số ngành, đoàn thể xóm, xã dùng lời hơn, lẽ thiệt để động viên, nhắc nhở thực hiện Pháp lệnh Dân số. Đến nay, gia đình này đã chấp nhận tiếp tục sử dụng biện pháp tránh thai, từ bỏ ý định sinh con thứ 3.
Tiếp nối thành công tại Việt Nam, chương trình Mang âm nhạc đến bệnh viện - Chương trình được phối hợp tổ chức bởi Đoàn Thanh niên Bộ Y tế, Hội Nghệ sĩ và MC trẻ Hà Nội lần đầu tiên diễn ra ở Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Chợ Rẫy TP. HCM cuối tháng 8 vừa qua thực sự là một “bữa tiệc” âm nhạc thiện nguyện ấm ấp và đong đầy tình yêu thương. Thành công này là khởi đầu cho chuỗi các hoạt động của dự án sẽ được nhân rộng tại nhiều bệnh viện trên khắp cả nước trong thời gian tới.