Không nên tự ý dùng thuốc khi bị đau mắt đỏ.    Ảnh: TL

Không nên tự ý dùng thuốc khi bị đau mắt đỏ. Ảnh: TL

Trong gần 1 tháng trở lại đây, dịch đau mắt đỏ (viêm kết mạc) lại bùng phát tại một số tỉnh phía Bắc và Hà Nội. Nguyên nhân bệnh đau mắt đỏ lây lan nhanh chóng trong cộng đồng là do thay đổi thời tiết, mưa nhiều, độ ẩm cao... Ngoài ra, còn do vệ sinh kém, tiếp xúc quá gần người bệnh hoặc chính đôi tay bẩn là tác nhân làm lây lan bệnh.

 

Đứng trước thực trạng này nhiều người bệnh nhất là ở các vùng nông thôn đã tự ý đi mua các thuốc tra, nhỏ mắt có chứa corticoid về dùng. Các thuốc này trong thành phần thường có một kháng sinh là polymyxin, neomyxin hoặc chloramphenicol (có tác dụng chống nhiễm khuẩn), và một thành phần là corticoid như dexamethazon (có tác dụng chống viêm rất tốt). Khi tra, nhỏ các thuốc có chứa các thành phần trên sẽ nhanh chóng làm giảm đỏ mắt, người bệnh thấy dễ chịu nên rất thích dùng và còn truyền miệng cho nhau. Nhiều người còn cho đây là thuốc quý chữa bách bệnh nên tích trữ trong nhà, hễ cứ đau mắt là mang ra tra, nhỏ.

Do có tác dụng kháng viêm mạnh nên thuốc không chỉ được sử dụng hiệu quả trong điều trị đau mắt đỏ và còn được dùng trong các bệnh như viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, viêm thượng củng mạc, viêm bờ mi… Tuy nhiên nếu người bệnh dùng không đúng, lạm dụng thuốc hoặc dùng thuốc kéo dài sẽ gây ra tai biến do thuốc như dị ứng, làm trầm trọng thêm bệnh (Ví dụ, trường hợp bệnh nhân bị viêm loét giác mạc do nấm hay herpes, nếu nhỏ corticoid sẽ làm bệnh bùng phát và nặng thêm, gây biến chứng thủng giác mạc hoặc sẽ làm cho vết loét rộng ra, lâu làm sẹo và có thể dẫn đến thủng giác mạc, gây mù).

Đây còn là loại thuốc có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Nghiêm trọng nhất là nếu sử dụng lâu dài có thể dẫn đến đục thuỷ tinh thể (với biểu hiện nhìn mờ như qua một lớp sương, ra trời nắng thấy chói, thị lực giảm đi rất nhiều). Biến chứng đáng sợ của thuốc nhỏ mắt chứa corticoid là gây tăng nhãn áp, dẫn đến tổn thương thần kinh thị giác và gây giảm thị lực vĩnh viễn. Thường hiện tượng tăng nhãn áp không có triệu chứng gì, nhưng nó tiến triển âm ỉ cùng với thời gian nhỏ thuốc kéo dài của bệnh nhân, cho đến khi người bệnh thấy bị giảm thị lực là lúc bệnh đã ở giai đoạn rất nặng. Nếu bệnh nhân biết sớm, đến với bác sĩ nhãn khoa, họ sẽ được điều trị hạ nhãn áp bằng thuốc. Ngưng thuốc nhỏ mắt có corticoid thì nhãn áp sẽ trở lại bình thường. Trong trường hợp đến quá trễ thì chỉ còn cách phẫu thuật nhưng đôi khi cũng không cứu vãn được thị lực.

Một nghiên cứu về đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị glocom do corticoid ở trẻ em mới đây của Bệnh viện Mắt Trung ương cho thấy, đa số trẻ em bị glocom do dùng corticoid kéo dài đến khám ở giai đoạn nặng với biểu hiện bệnh rầm rộ, nặng nề. Kết quả phẫu thuật chỉ bảo tồn được một phần chức năng thị giác và thị trường cho bệnh nhân. Một tỷ lệ không nhỏ bệnh vẫn tiếp tục tiến triển, tỷ lệ thành công sau phẫu thuật giảm dần theo thời gian. Tình trạng trên cho thấy dự phòng vẫn là biện pháp tốt nhất  đối với bệnh glocom do corticoid. 

Để tránh những hậu quả trên, khi thấy mắt bị đỏ, người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa mắt ngay để được khám và dùng đúng thuốc. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc nhỏ mắt về dùng, nhất là loại thuốc chứa corticoid. Trường hợp cần phải nhỏ trong một thời gian dài nhất thiết phải có sự theo dõi của bác sĩ.

 

                                                                      Theo Báo SKĐS

 

 

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục