Cán bộ chuyên trách dân số xã Tây Phong (Cao Phong) tuyên truyền các biện pháp tránh thai hiện đại cho chị em trong xã.

Cán bộ chuyên trách dân số xã Tây Phong (Cao Phong) tuyên truyền các biện pháp tránh thai hiện đại cho chị em trong xã.

(HBĐT) - Thời gian gần đây, tình trạng sinh con thứ 3 trở lên trên địa bàn tỉnh ta đang có xu hướng gia tăng. Với con số 118,5 bé trai/100 bé gái, tỉnh ta là một trong những tỉnh có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) cao nhất trong cả nước.

 

Gia đình chị Nguyễn Thị Mười ở xóm Bằng 2, xã Tây Phong (Cao Phong) là một trong những trường hợp đã sinh con thứ 4. Do hoàn cảnh kinh tế gia đình còn khó khăn, từ trước tới nay, vợ chồng anh chị không thường xuyên tham gia các hoạt động tập thể tại địa phương, việc tiếp cận với các kiến thức về CSSKSS/KHHGĐ đối với hai vợ chồng còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, chồng chị vẫn còn bị đè nặng bởi tư tưởng con cái phải “có nếp, có tẻ” để nối dõi tông đường của gia đình nhà chồng. Chị Mười cho biết: gia đình bên nội chỉ có chồng chị là con trai duy nhất, vì vậy, sau khi 2 vợ chồng sinh 3 cháu gái, mặc dù kinh tế gặp khó khăn nhưng nguyện vọng của chồng cũng như gia đình muốn có cháu trai nên vợ chồng anh chị đã sinh thêm cháu thứ 4. 

 

Huyện Cao Phong hiện có trên 9.000 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15-49). Ngay từ đầu năm, ngành Dân số huyện dự báo tỷ lệ tăng dân số trong năm 2012 có thể rất cao và đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp để giảm thiểu gia tăng dân số tự nhiên, nhất là tình trạng sinh con thứ 3 trở lên. Song với tư tưởng “trọng nam”, đặc biệt là với tâm lý sinh con trong năm rồng đã ảnh hưởng đến tình hình tăng dân số của huyện. Điều này làm cho công tác tuyên truyền, vận động các kiến thức về CSSKSS của cán bộ dân số tại địa phương gặp khó khăn. Chị Trần Thu Giang, cán bộ chuyên trách dân số xã Tây Phong chia sẻ: với mong muốn sinh con để nối dõi tông đường và dự phòng rủi ro, tai nạn, một bộ phận người dân trong xã thường vin vào nhiều lý do khác nhau để không sử dụng các biện pháp tránh thai. Nếu cộng tác viên dân số đề nghị dùng thuốc tránh thai, họ lại cho rằng uống thuốc không an toàn, dễ bị bệnh và khó có khả năng mang thai khi cần. Biện pháp đình sản lại càng không được bà con ưa chuộng.

 

Quan điểm đẻ nhiều, đẻ bằng được con trai không chỉ diễn ra ở các xã vùng sâu, xa, thậm chí cả các khu vực trung tâm trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê, tỷ lệ GTKS của toàn tỉnh hiện đang là 118,5 bé trai/100 bé gái. Để khắc phục tình trạng này, mô hình giảm thiểu MCBGTKS đã được triển khai tại 5 huyện: Yên Thủy, Lương Sơn, Đà Bắc, Tân Lạc và Cao Phong với nhiều hoạt động cụ thể, hiệu quả. Mô hình đã triển khai 12 cuộc hội thảo, tổ chức tập huấn cho 434 cán bộ chuyên trách, CTV dân số cấp huyện, xã về nguyên nhân, thực trạng và giải pháp giảm thiểu MCBGTKS. Bên cạnh đó, tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở, sự ủng hộ và tham gia của các tổ chức, người có uy tín ở cộng đồng. Đồng thời, giáo dục, tư vấn tới các đối tượng đích của truyền thông chuyển đổi hành vi tại cộng đồng nhằm phòng ngừa, giải quyết tình trạng MCBGTKS. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới việc lựa chọn giới tính thai nhi.

 

Bà Nguyễn Thị Minh Phương, Phó Giám đốc Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết: Tình trạng gia tăng dân số hiện nay ở nhiều địa phương, biện pháp hữu      hiệu nhất vẫn chính là tích cực truyền thông, góp phần thay đổi thái độ, hành vi. Trước mắt, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh tiếp tục tập trung phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể... mở rộng những chuyên đề tuyên truyền về dân số. Đối với một số xã có mức sinh cao và có các đối tượng khó tiếp cận, Chi cục tổ chức nhiều buổi tọa đàm, nói chuyện, trao đổi thẳng thắn, thân tình, cởi mở với người dân. Chi cục cũng xác định nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác dân số có vai trò chiến lược, do đó, thường xuyên chú trọng tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ này. Với phương châm “đến tận nơi, vào tận nhà”, những cộng tác viên dân số kỳ vọng sẽ dần dần thay đổi những nếp nghĩ cố hữu của bà con về việc sinh con trai nối dõi tông đường.

 

 

                                                                                 Hoàng Huy

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục