Tỉnh ta đã hoàn thành tiêm vắc xin tại địa bàn ổ dịch cúm A/H5N1 huyện Lương Sơn. Trong ảnh: Cán bộ thú y tiêm vắc xin cúm A/H5N1 tại xã Hợp Hòa.
(HBĐT) - Đến thời điểm này, tỉnh ta đã xuất hiện 2 ổ dịch cúm A/H5N1 tại huyện Lương Sơn và thành phố Hòa Bình. Tỉnh ta là một trong 6 địa phương trong cả nước có dịch chưa qua 21 ngày. Trước diễn biến “nóng bỏng” của dịch hiện nay, Báo Hòa Bình đã có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh.
P.V: Đã hơn 1 tháng kể từ thời điểm phát dịch cúm A/H5N1 tại huyện Lương Sơn, tỉnh ta vẫn chưa công bố hết dịch. Xin đồng chí cho biết nguyên nhân chính của thực trạng trên?
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng: Căn cứ các quyết định của Chính phủ và Bộ NN&PTNT, tỉnh ta là một trong số 15 tỉnh thuộc diện không bắt buộc tiêm phòng cho gia súc, gia cầm. Trường hợp có dịch xảy ra, thực hiện tiêm phòng khẩn cấp, bao vây ổ dịch đối với tất cả gia cầm, thủy cầm chưa được tiêm phòng và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch khác theo quy định. NSNN sẽ hỗ trợ toàn bộ chi phí chống dịch như quy định của Chính phủ. Ngày 26/9, UBND tỉnh đã có văn bản số 1086 gửi Bộ Tài chính đề nghị bổ sung kinh phí phòng, chống dịch cúm gia cầm năm 2012 cho tỉnh. Trong khi chờ Bộ Tài chính thẩm định kinh phí, UBND tỉnh sẽ tạm ứng ngân sách địa phương cho công tác chống dịch.
Về vấn đề vắc xin tiêm phòng, theo thông báo tại công văn số 1390 ngày 29/8/2012 của Cục Thú y về vắc xin cúm gia cầm phòng, chống hiện hiện thì nguồn vắc xin cúm gia cầm của Dự án phục vụ công tác tiêm phòng đợt 1 đã hết. UBND tỉnh đã có công văn số 1011 ngày 11/9/2012 về việc đề nghị hỗ trợ 20.000 lít thuốc tiêu độc và 4 triệu liều vắc xin từ nguồn Dự trữ quốc gia cho tỉnh chống dịch.
Ngày 10/9/2012, Văn phòng Chính phủ có công văn số 7057 về việc sử dụng vắc xin cúm gia cầm H5N1 Navet - Vifluvac, trong đó nêu rõ ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý việc sử dụng vắc xin cúm gia cầm H5N1 Navet - Vifluvac của Công ty Navetco sản xuất để tiêm phòng cho gia cầm đợt 2/2012. Tiếp đó, ngày 17/9/2012, Cục Thú y đã có văn bản gửi Chi cục Thú y tỉnh ta về việc vắc xin phòng, chống dịch cúm, trong đó cho phép sử dụng vắc xin Navet - Vifluvac của Navetco tiêm phòng cho đàn gà và vắc xin chủng Re - 5 tiêm phòng cho đàn vịt.
Đối với 2 địa phương có dịch, tỉnh đã tạm ứng nguồn Ngân sách ưu tiên tiêm phòng bao vây với tổng số 150.000 liều cho huyện Lương Sơn, 260.000 liều đối với thành phố Hòa Bình. Hiện, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở NN&PTNT, chi cục Thú y là cơ quan thường trực của BCĐ chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh liên hệ đặt hàng với Công ty Navetco sản xuất 2,5 triệu liều vắc xin đảm bảo phục vụ đợt tiêm phòng bệnh cúm gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh.
P.V: Để khống chế ổ dịch, dập dịch cúm gia cầm kịp thời, tỉnh đã thực hiện chỉ đạo chống dịch như thế nào, thưa đồng chí?
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng: Ngày 6/9/2012, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 1220 về việc công bố dịch cúm gia cầm tại 2 xã Hòa Sơn và Hợp Hòa (Lương Sơn). Các giải pháp đã và đang chỉ đạo chống dịch gồm thành lập BCĐ chống dịch cúm gia cầm của huyện, BCĐ chống dịch cúm gia cầm tại 2 xã có dịch để tổ chức chống dịch. Đồng thời, thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời, trực dịch 24/24 giờ, có biển báo hướng dẫn đi lại tránh vùng dịch, hạn chế các phương tiện và số người ra, vào khu vực. Đã thành lập 6 chốt kiểm dịch (5 chốt ở xã Hòa Sơn, 1 chốt ở xã Hợp Hòa) cấm vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm ra khỏi ổ dịch. Bên cạnh đó, xử lý chôn hủy khoảng 1.700 con gia cầm chết và gia cầm mắc bệnh, thu gom chất thải rắn để đốt, chôn, rửa nền chuồng, dụng cụ chăn nuôi bằng thuốc sát trùng. Tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực có dịch bằng hóa chất phù hợp đối với chuồng trại, 2 lần/ngày với lối ra vào trại gia cầm. Các trang trại chăn nuôi gia cầm công nghiệp trên địa bàn huyện Lương Sơn đã tuân thủ các biện pháp phòng dịch ở cấp độ cao nhất.
Đối với ổ dịch tại xã Trung Minh (TPHB), UBND tỉnh đã ra Quyết định số 1388 ngày 3/10/2012 về việc công bố dịch cúm gia cầm tại xã Trung Minh. BCĐ chống dịch cúm gia cầm xã Trung Minh đã thành lập và tổ chức chống dịch. Tại xóm Trung đã lập chốt kiểm dịch tạm thời, cử người trực 24/24 giờ, có biển báo, hướng dẫn đi lại tránh vùng dịch. Lực lượng chức năng khẩn trương tiến hành xử lý, chôn hủy toàn bộ gia cầm chết và gia cầm mắc bệnh trong khu vực ổ dịch với tổng số 93 con vịt, 22 con gà. Các biện pháp vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực có dịch cũng gấp rút được triển khai.
UBND tỉnh cũng chỉ đạo Sở NN&PTNT tạm ứng nguồn vật tư dự phòng cho công tác chống dịch gồm 15 tấn thuốc sát trùng, trên 500 nghìn liều vắcxin, 150 khẩu trang phòng độc, 360 khẩu trang 3 lớp, 360 bao giấy, 360 mẫu giấy, 100 đôi găng tay cao su, 360 đôi găng tay mỏng, 360 bộ quần áo y tế, 200 bơm tiêm tự động, 1 vạn kim tiêm liên tục.
Với sự chỉ đạo quyết liệt, huy động nhiều nguồn lực, nhất là có sự tham gia tích cực của chính quyền cơ sở, ý thức trách nhiệm trong phòng, chống dịch của người dân, hiện nay 2 ổ dịch trên đã kịp thời được dập, khoanh vùng.
P.V: Xin cảm ơn đồng chí!
Bùi Minh (thực hiện)
(HBĐT) - Sau gần 1 tháng xuất hiện dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh, thành phố Hòa Bình là địa phương thứ hai, sau huyện Lương Sơn công bố có dịch. Các biện pháp chống dịch, khống chế không để dịch lan rộng đang được Ban chỉ đao chống dịch cúm gia cầm của thành phố và xã xuất hiện dịch Trung Minh tập trung cao độ.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 5 – 6/10, phòng bảo vệ chăm sóc trẻ em (Sở LĐ-TB&XH) phối hợp với huyện Đà Bắc tổ chức 3 lớp tập huấn cho gần 200 học viên là phụ huynh, người trực tiếp chăm sóc trẻ của 3 xã Tiền Phong, Đoàn Kết và Trung Thành.
(HBĐT) - Ngày 4/10, BCH Đoàn Thanh niên Tổng cục TDTT, Liên đoàn Xe đạp - mô tô thể thao Việt Nam phối hợp với Sở VH-TT&DL tỉnh đã tổ chức chương trình “Chung tay thắp sáng niềm tin Phú Vinh”. Tham gia chương trình có lãnh đạo Sở VH-TT&DL, huyện Tân Lạc, Hội đồng trọng tài xe đạp Việt Nam và trên 100 ĐV-TN Tổng cục TDTT cùng đông đảo nhân dân xã Phú Vinh (Tân Lạc).
(HBĐT) - Hiện nay đang là thời điểm giao mùa. Kiểu hình thái khí hậu thay đổi nhanh, đan xen, chênh lệch khá lớn trong cùng một ngày đã làm cho vi rút phát mạnh và sức chống đỡ của cơ thể yếu đi. Vào thời điểm giao mùa, khoa nhi và nội của Bệnh viện đa khoa tỉnh cũng như bệnh viện các huyện đều tiếp nhận nhiều hơn các ca bệnh, nhất là bệnh về đường hô hấp. Những loại bệnh này nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng, thậm chí tử vong. Do đó, người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh cho bản thân và gia đình.
(HBĐT) - Trong 3 ngày từ 1- 3/10, 40 cán bộ, chuyên viên Ban VSTBPN tỉnh đã thăm quan, học tập kinh nghiệm tại tỉnh Bắc Giang.
(HBĐT) - Ngày 3/10, Hội Đông y phối hợp với Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Lương Sơn tổ chức khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 120 người là đối tượng chính sách, người nghèo, người cao tuổi và trẻ em trên địa bàn xã Thành Lập.