Đội ngũ cán bộ y tế Bệnh viện ĐKKV Mai Châu ngày càng được học hỏi, tiếp cận với các thiết bị, công nghệ mới; từng bước đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh trên địa bàn.

Đội ngũ cán bộ y tế Bệnh viện ĐKKV Mai Châu ngày càng được học hỏi, tiếp cận với các thiết bị, công nghệ mới; từng bước đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh trên địa bàn.

(HBĐT) - Bệnh viện Đa khoa khu vực Mai Châu trực thuộc Sở y tế tỉnh. Đã có 55 năm xây dựng và trưởng thành, Bệnh viên ngày càng nhận được niềm tin của các cấp uỷ, chính quyền và nhân dân trong, ngoài huyện bởi chất lượng hoạt động.

 

Hiện nay, Bệnh viện được giao chỉ tiêu là 130 giường bệnh. Song bệnh viện thường xuyên có 150-170 bệnh nhân điều trị nội trú, nên đơn vị phải kê thêm 40 giường bệnh. Trong khi đó, tình trạng thiếu bác sĩ  khiến Bệnh viện gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, vượt qua những cản trở đó, nhiều năm qua, Bệnh viên luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, trở thành một “địa chỉ đỏ” trong hệ thống bệnh viện tỉnh ta…

  

Vươn lên trong thế khó, ngoài các yếu tố như cần sự đoàn kết, đồng thuận của cả tập thể (tổ chức Đảng, ban giám đốc, các khoa, phòng chuyên môn), tăng cường đầu tư trang thiết bị y tế, rất cần một đội ngũ y, bác sĩ đủ mạnh để có thể đảm đương công tác khám chữa bệnh chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Bên cạnh việc không ngừng nêu cao tinh thần phục vụ người bệnh, phát huy được y đức thầy thuốc gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “lương y như từ mẫu”, Bệnh viện hết sức chú trong việc nâng tầm chất lượng của đội ngũ y, bác sĩ. Lấy chất lượng đội ngũ để “bù” sự thiếu hụt về số lượng. Đơn vị đã có nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, y bác sĩ được học hỏi về chuyên môn, nghiệp vụ; được tiếp cận với những tri thức mới trong y học. Trong nhiều giải pháp đã được triển khai, Bệnh viện hết sức coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; coi chiến lược về con người là nhiệm vụ then chốt. Đội ngũ bác sĩ  từng bước được đào tạo chuyên khoa I, II, chuyên khoa định hướng. Do đó, nhiều loại bệnh trước đây phải chuyển tuyến trên điều trị, thì nay các bác sĩ đủ khả năng điều trị tại đơn vị. Cùng với đào tạo chuyên sâu, Bệnh viện chú trọng việc gửi bác sĩ đi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo từng chuyên ngành tại các Bệnh viện T.ư như: thận nhân tạo, phẫu thuật nội soi. Năm 2011, đã có 6 bác sĩ, 15 điều dưỡng được đào tạo trong năm (năm 2012, hiện đang có 8 điều dưỡng trung học, học đại học điều dưỡng; 2 y sĩ đang học chuyên tu bác sĩ…). Ngoài đào tạo các tuyến TW, Bệnh viên thường xuyên đào tạo tại chỗ vào chiều thứ 5 hàng tuần theo các chuyên đề cần thiết, để các bác sĩ cập nhật được những kiến thức mới, cùng nhau trao đổi để nâng cao trình độ chuyên môn. Năm 2012, trong việc phối hợp thực hiện đề án 1816 với Bệnh viện hữu nghị Việt Đức (Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh) tại đơn vị, các cán bộ, bác sĩ được học hỏi, tiếp cận thêm kiến thức thông qua chuyển giao khoa học kỹ thuật; cùng việc được trực tiếp các tình huống mà các bác sĩ, giáo sư TW xử lý tại Bệnh viện như cắt u gan, thay nối động mạch, thay khớp háng. Sau 3 đợt được tiếp cận những kiến thức mới, hiện nay, đội ngũ bác sĩ của bệnh viện đã làm chủ được các kỹ thuật về chấn thương chỉnh hình và đang tiếp tục được học tập, chuyển giao kỹ thuật từ Bệnh viện Việt Đức như: CTCH, gây mê hồi sức, chẩn đoán hình ảnh, phẫu thuật cột sống, sọ não, lồng ngực, mạch máu...Cách học từ phương pháp “cầm tay chỉ việc” tại Bệnh viện đã có hiệu quả rõ nét. Có được các nhóm giải pháp tối ưu, năm 2012, Bệnh viên ĐKKV Mai Châu tiếp tục đạt được những kết quả tốt trong công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân. Cụ thể như đã khám cho trên 44.000 lượt người bệnh; điều trị cho 9.248 lượt bệnh nhân nội trú; công suất sử dụng giường bệnh đạt 128%. Số bệnh nhân chuyển tuyến trên đã giảm xuống còn 228 người. Đội ngũ y bác sĩ ngày một trưởng thành (100 người), với 12 bác sĩ (sau đại học chiếm 70%), 30 cử nhân điều dưỡng. Nhiều bác sĩ, trong đó có nhiều người là con em đồng bào các dân tộc Mai Châu không chỉ thể hiện được tâm huyết, trách nhiệm với nghề, với bệnh nhân mà còn tạo được nhiều bước tiến trong công tác chuyên môn như bác sĩ Lường Thị Hoà, Hà Thị Quyên (khoa ngoại sản), bác sĩ Hà Thị Thuý (khoa nội nhi)...Nhiều ca bệnh khó, hiểm nghèo đã được tập thể y bác sĩ nơi đây xử lý kịp thời, đem lại sự sống cho người bệnh như trường hợp mổ sỏi tuỵ cho 1 bệnh nhân nữ ở xóm Mỏ (xã Chiềng Châu), phẫu thuật 1 ca u gan cho bệnh nhân ở Ba Khan...

 

Từ những nỗ lực đó, Bệnh viện ĐKKV Mai Châu đã được tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhì (năm 2010); 12 năm liên tục được Bộ Y tế công nhận “Bệnh viện xuất sắc toàn diện” (2000-2011). Bệnh viện cũng đã có trên 30 lần được nhận cờ thi đua xuất sắc, bằng khen của Chính phủ, UBND tỉnh, Bộ Y tế. Trong tập thể đội ngũ cán bộ y bác sĩ của Bệnh viện, đã có bác sĩ được công nhận là “Thầy thuốc ưu tú”, chiến sĩ thi đua toàn quốc và cấp tỉnh. Đây sẽ là động lực để Bệnh viện tiếp tục nỗ lực, phấn đấu đạt được nhiều thành tựu mới trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nơi vùng cao.

                                                                                   

 

                                                                                       Bùi Huy

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục