Cán bộ Trung tâm YTDP huyện Tân Lạc tuyên truyền cách phòng bệnh cho phụ nữ có thai.

Cán bộ Trung tâm YTDP huyện Tân Lạc tuyên truyền cách phòng bệnh cho phụ nữ có thai.

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh và huyện Tân Lạc mặc dù không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm như: cúm A/H1N1, H5N1, viêm màng não do mô cầu. Tuy nhiên, các bệnh truyền nhiễm khác, đặc biệt là bệnh tay - chân - miệng vẫn diễn biến khá phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành dịch lớn nếu không có sự chủ động. Trước thực tế đó, ngành y tế huyện Tân Lạc đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống, góp phần hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân địa phương.

 

Theo số liệu thống kê của Trung tâm YTDP huyện, 9 tháng năm 2012, toàn huyện ghi nhận 1.747 ca mắc cúm, 666 ca tiêu chảy, 24 ca sốt rét, 23 ca lỵ amip, 16 ca thủy đậu, 38 ca quai bị, 11 ca bệnh do vi rút Andeno, 9 ca nghi sởi, 5 ca rubela. Bệnh tay - chân - miệng vẫn tồn tại dai dẳng từ năm 2011 với tổng số 127 ca mắc tại 17/24 xã, thị trấn, chủ yếu tập trung ở trẻ dưới 5 tuổi. Để thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh nói chung và bệnh tay - chân - miệng nói riêng, khống chế không để dịch lan rộng trong cộng đồng, ngay từ đầu năm, UBND huyện đã chỉ đạo ngành Y tế và các xã, thị trấn củng cố, kiện toàn BCĐ phòng, chống dịch bệnh, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, ban, ngành hữu quan phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong các hoạt động phòng, chống dịch bệnh. Ngành Y tế huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch, phương án triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh một cách cụ thể. Trong đó, xác định công tác truyền thông là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. 

Ông Bùi Văn Hưng, Giám đốc Trung tâm YTDP huyện Tân Lạc cho biết: Trung tâm đã phối hợp với các ngành liên quan, xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú về nguyên nhân, đường lây truyền, triệu chứng, sự nguy hiểm của dịch bệnh, biện pháp phòng, chống hiệu quả. Kiến thức về phòng, chống dịch bệnh được phát trên loa của các thôn, bản, trong các cuộc họp; được cán bộ y tế lồng ghép tuyên truyền đến từng hộ hay thông qua phát tờ rơi, tờ gấp. Trong các bệnh truyền nhiễm, Trung tâm chú trọng tuyên truyền về cách phòng, chống bệnh tay - chân - miệng bởi đây là loại bệnh hiện vẫn đang diễn biến phức tạp, trong khi nhận thức và hành vi vệ sinh cá nhân của người dân vẫn còn hạn chế. Trung tâm đã tổ chức tập huấn cho chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ y tế huyện, xã, thị trấn, y tế các thôn, bản, giáo viên các trường mầm non, y  tế trường học... Cùng với đó, phân công cán bộ trực 24/24h; tiến hành giám sát tất cả các ca bệnh tại cơ sở KCB và tại cộng đồng; cấp thuốc, hóa chất, hướng dẫn xử lý ổ dịch ở các xã.

 

Nhờ những biện pháp chủ động đó, hiện nay ,bệnh tay - chân - miệng trên địa bàn huyện đã được khống chế, không có trường hợp biến chứng nặng, không có ca tử vong. Các chương trình y tế quốc gia được triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả; tất cả các chỉ tiêu đều đạt so với kế hoạch giao. Trung tâm YTDP huyện cũng đã triển khai dịch vụ TCMR, phòng xét nghiệm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Trẻ em không mắc các bệnh truyền nhiễm đã được tiêm phòng, không có người chết do sốt rét. Nhận thức của nhân dân về công tác vệ sinh phòng bệnh được nâng lên rõ rệt.

 

Tuy nhiên, theo nhận định của cơ quan chuyên môn, thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi để các loại dịch bệnh bùng phát trở lại. Trong khi đó, số hộ sử dụng nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh trong toàn huyện dù đã được nâng lên nhưng chưa cao. Do vậy, ngành y tế huyện và các xã, thị trấn cần phát huy những kết quả đạt được, tập trung nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ (Trung tâm YTDP huyện mới có 4 bác sĩ), chủ động phòng, khống chế hiệu quả dịch bệnh trên địa bàn. 

 

                                                                                     Cẩm Lệ

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Lao động tìm kiếm thông tin việc làm tại phiên giao dịch.
Các y, bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương lấy máu xét nghiệm gen bệnh tan máu bẩm sinh cho học sinh trường THPT Kỳ Sơn.
Không có hình ảnh

Giao lưu truyền thông “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”

(HBĐT) - Vừa qua, tại xã Dũng Phong (Cao Phong), Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã tổ chức chương trình truyền thông “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”. Tới dự có đại diện lãnh đạo Tỉnh đoàn, Sở NN&PTNT, Huyện uỷ, UBND huyện và trên 1.500 ĐV- TN, nhân dân trên địa bàn.

Hội thảo chăm sóc răng miệng cho trên 200 hội viên phụ nữ huyện Kỳ Sơn

(HBĐT) - Ngày 21/11, Hội PN huyện Kỳ Sơn phối hợp với Công ty TNHH trí tuệ thương hiệu về việc chăm sóc răng, miệng cộng đồng tổ chức hội thảo chuyên đề “Colgate không sâu răng- không đau răng” cho trên 200 phụ nữ đến từ 10 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Mô hình trường học nâng cao sức khỏe

(HBĐT) - Năm học mới 2012 – 2013, tại 4 điểm trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn phường Đồng Tiến (thành phố Hòa Bình) đã được lựa chọn triển khai mô hình trường học nâng cao sức khỏe. Tại các nhà trường, những hoạt động truyền thông ngoại khóa, chăm sóc sức khỏe định kỳ và khám, tư vấn điều trị các bệnh học đường diễn ra sôi nổi đã thu hút hàng nghìn giáo viên, học sinh ủng hộ, tham gia.

Chung tay giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh và bệnh Thalassemia

(HBĐT) - Hiện nay, công tác DS-KHHGĐ tỉnh ta đang đứng trước 2 vấn đề lớn, nổi cộm ảnh hưởng đến chất lượng dân số là mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) và bệnh tan máu bẩm sinh (tên khoa học là bệnh thalassemia). Thời gian qua, ngành DS-KHHGĐ đã triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu 2 vấn đề nêu trên... Tuy vậy, để giải quyết được thực trạng này, bên cạnh trách nhiệm của các ngành chức năng rất cần sự chung sức, vào cuộc của các cấp, ngành và người dân.

Một cộng tác viên dân số tâm huyết với công việc

(HBĐT) - Đó là lời khen của bà con nhân dân tổ 3, phường Thái Bình (TPHB) dành cho bà Nguyễn Thị Xuyến, CTV dân số phụ trách địa bàn. Bà Xuyến tâm sự: Thấu hiểu được những khó khăn, vất vả từ việc đông con, bà đã tình nguyện tham gia làm CTV dân số của tổ.

Lạc Thuỷ tăng cường truyền thông về công tác dân số đến vùng đông dân

(HBĐT) - Ông Đỗ Việt Tùng, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Lạc Thủy cho biết: Thực hiện kế hoạch của Sở Y tế, Trung tâm DS- KHHGĐ huyện đã lập kế hoạch Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động, lồng ghép dịch vụ SKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn góp phần nâng cao chất lượng CSSKSS/KHHGĐ và thực hiện chỉ tiêu DS-KHHGĐ năm 2012.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục