(HBĐT) - Với vai trò là cơ quan thường trực BCĐ liên ngành về vệ sinh ATTP tỉnh, Sở Y tế đã tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo, các kế hoạch, quyết định thanh-kiểm tra. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, hướng dẫn BCĐ các huyện, thành phố triển khai nhiệm vụ công tác. Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện các nhiệm vụ quản lý, tuyên truyền, tập huấn, điều tra và quản lý ngộ độc, bệnh lây qua đường thực phẩm, đăng ký chất lượng sản phẩm, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Các ngành Công thương, NN&PTNT, Công an, KH&CN cùng phối hợp tích cực vào cuộc, nhất là trong các đợt cao điểm như Tết Trung thu, Tết Nguyên đán.

 

Bà Hoàng Thị Thuỷ, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Toàn tỉnh có 8.163 cơ sở thực phẩm. Trong đó, 812 cơ sở sản xuất, chế biến; 5.352 cơ sở kinh doanh; 1.999 cơ sở dịch vụ ăn uống. Tuyến tỉnh quản lý 168 cơ sở, tuyến huyện quản lý 3.128 cơ sở, tuyến xã quản lý 4.888 cơ sở. Năm 2012, công tác đảm bảo chất lượng ATTP trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành vi của các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Nhận thức của người tiêu dùng về sử dụng thực phẩm an toàn cũng được nâng cao hơn. Tuyến tỉnh đã tổ chức được 93 lớp tập huấn cho 2.548 người; tuyến huyện tổ chức 83 lớp tập huấn, 111 buổi nói chuyện cho gần 10.000 người; tuyến xã tổ chức 37 lớp tập huấn, 562 buổi nói chuyện cho trên 52.000 người. Ngoài ra, các địa phương cũng đã treo, phát 440 băng rôn, khẩu hiệu; 2.000 tranh, áp phích; 42.000 tờ gấp; 221 đĩa, băng truyền thông. Đến hết năm 2012 đã có 78 cơ sở tuyến tỉnh, 1.457 cơ sở tuyến huyện, 277 cơ sở tuyến xã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP; 147 cơ sở công bố tiêu chuẩn.

 

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đảm bảo ATTP đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Ông Bùi Quang Huấn, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh cho biết: Luật ATTP đã có hiệu lực nhưng thông tư quy định chưa được ban hành đầy đủ nên khó khăn cho việc triển khai hoạt động. Cán bộ làm công tác ATTP tuyến xã, phường, thị trấn thiếu và yếu. SX-KD, chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh hầu hết là nhỏ lẻ nên không đáp ứng được điều kiện vệ sinh theo quy định. Nhiều bếp ăn tập thể trong các bệnh viện, trường học, nhà trẻ chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh ATTP. Tình trạng mất vệ sinh thực phẩm tại các đám cưới, đám tang, hội chợ, lễ hội diễn ra khá phổ biến. Các hàng quán trước cổng trường không được quản lý, có nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc. Thực phẩm giả, kém chất lượng khó kiểm soát, nhất là tại các chợ vùng xa, cao. Tình trạng vận chuyển, buôn bán phủ tạng động vật không an toàn không được kiểm tra thường xuyên. Tình trạng sử dụng chất phụ gia không được phép trong thực phẩm vẫn diễn ra, gây bức xúc trong dư luận. Việc ô nhiễm vi sinh vật, tồn dư hoá chất BVTV, chất độc hại trên nông sản chưa đủ năng lực, điều kiện để kiểm soát. Trong năm, lực lượng chức năng đã thành lập 337 đoàn thanh-kiểm tra, phát hiện 1.999 cơ sở vi phạm, xử lý cảnh cáo 117 cơ sở, phạt tiền 327 cơ sở với trên 234 triệu đồng, nhắc nhở 1.555 cơ sở, 114 cơ sở bị huỷ sản phẩm. Qua kiểm nghiệm các mẫu thực phẩm có 20,2% số mẫu không đạt tiêu chuẩn. Toàn tỉnh đã xảy ra 18 vụ NĐTP, làm 824 người mắc, 1 người chết (ngộ độc sắn). 

 

Tết là thời điểm lượng tiêu dùng thực phẩm tăng đột biến, khiến các cơ sở SX, CB, KD thực phẩm đều tăng. Lợi dụng thời điểm này, các loại hàng giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng trà trộn lưu thông. Đây là lý do mà từ năm 2012, tháng hành động vì chất lượng ATVSTP được tổ chức thực hiện trùng vào dịp Tết Nguyên đán thay vì vào tháng 4 - 5 như những năm trước đây. Kể  từ ngày 14/1 - 6/2, BCĐ liên ngành về vệ sinh ATTP các cấp sẽ thành lập các đoàn thanh - kiểm tra trong dịp Tết Quý Tỵ đối với các cơ sở SX, CB, KD thực phẩm. Trong đó, tập trung vào việc kiểm tra giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; hồ sơ công bố tiêu chuẩn ATTP; điều kiện đảm bảo ATTP; quy trình chế biến, vận chuyển, bảo quản thực phẩm; nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia thực phẩm; dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm...

 

Năm nào cũng vậy, vào các đợt cao điểm, lực lượng chức năng đều tổ chức các đợt thanh - kiểm tra. Qua đó, phát hiện nhiều vi phạm và kiến nghị khắc phục những thiếu sót, chưa đảm bảo ATTP. Tuy nhiên, theo Chi cục trưởng Chi cục vệ sinh ATTP Bùi Quang Huấn, công tác xử lý vi phạm trong thanh - kiểm tra vẫn chưa nghiêm. Do đó, một số cơ sở coi thường các quy định của pháp luật về ATTP. Ở cấp phường, xã, thị trấn hầu như chỉ nhắc nhở chứ không xử phạt. Vì vậy, cần mạnh tay hơn trong việc xử lý vi phạm để Luật ATTP đi vào cuộc sống, góp phần bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

 

                                                                                       Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục